Xã hội
   Ba Chẽ: Tăng cường vốn tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số
 

 

Là huyện miền núi còn nhiều khó khăn, Ba Chẽ đã dành nguồn lực không nhỏ đầu tư cho công tác giáo dục, qua đó, ngành GD&ĐT đã đạt được nhiều thành tích tích cực, cơ sở vật chất ngày càng được củng cố, chất lượng dạy và học không ngừng được nâng lên. Nhất là việc tăng cường vốn tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số (DTTS) đạt được những hiệu quả nhất định.

Trong thời gian qua, ngành giáo dục Ba Chẽ liên tục thực hiện mục tiêu đổi mới toàn diện giáo dục, không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học, tạo bước chuyển biến quan trọng. Chú trọng đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và chất lượng công tác chuyên môn. Tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy chất lượng, hiệu quả giáo dục làm trọng tâm… Trong đó từng bước thực hiện có hiệu quả, Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025”.

Tiết dạy học của trường Mầm non Nam Sơn

Ngành giáo dục huyện đặc biệt quan tâm đến hoạt động xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Việt cho học sinh qua các hoạt động dạy học tiếng Việt trong các môn học và hoạt động giáo dục. Đồng thời, tổ chức các trò chơi học tập, các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, làm truyện tranh, cây từ vựng; sử dụng hiệu quả các phương tiện hỗ trợ các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Sử dụng hiệu quả thư viện thân thiện, thư viện lưu động; tổ chức ngày hội văn hóa đọc cấp huyện tại trường tiểu học. Các giải pháp trên được thực hiện xuyên suốt trong cả năm học, đã góp phần nâng cao kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh dân tộc tại 31 điểm trường của cấp học, giúp các em mạnh dạn hơn trong giao tiếp bằng tiếng Việt, không còn học sinh nói tiếng dân tộc khi đến lớp.

Trẻ 5 tuổi Trường Mầm non Đồn Đạc, xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ chơi trò chơi vận động, nâng cao thể chất

Cùng với đó, tổ chức các buổi Giao lưu tiếng Việt của chúng em dành cho học sinh DTTS ở cấp trường, cấp huyện trở thành một trong những giải pháp trọng tâm về Đề án Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc, nhằm giữ gìn và phát triển ngôn ngữ, bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc trên địa bàn huyện. Thông qua các sân chơi bổ ích này, các em học sinh được sử dụng tiếng Việt thông qua 4 kĩ năng, kể chuyện, hát, múa…các em tự tin sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trong giao tiếp, giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc của địa phương thông qua những màn chào hỏi, giới thiệu, hát múa…

Đối với bậc học mầm non, 100% các nhóm, lớp được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy và học tăng cường tiếng Việt. 100% nhóm lớp có góc tuyên truyền và có nội dung tuyên truyền về việc tăng cường tiếng Việt; có đủ số lượng và danh mục tài liệu đang hiện hành về thực hiện tăng cường tiếng Việt cho trẻ. Trẻ em người dân tộc thiểu số được tăng cường tiếng Việt phù hợp với độ tuổi: Đối với trẻ em lứa tuổi nhà trẻ, giáo viên chủ yếu dạy trẻ các từ đơn, hướng dẫn trẻ tập nói các đồ vật, sự vật có 1 hoặc 2 tiếng; khi trẻ đến tuổi mẫu giáo, giáo viên cho trẻ tiếp xúc với câu ngắn, đến cuối tuổi mẫu giáo cho trẻ nói câu ghép, câu mở rộng thành phần. Việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ phù hợp với độ tuổi, theo từng giai đoạn phát triển của trẻ, đảm bảo các yêu cầu mong đợi cuối độ tuổi theo Chương trình GDMN.

Học sinh Trường Tiểu học thị trấn Ba Chẽ đọc sách ở thư viện

Năm học mới này, nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả trong việc tăng cường vốn tiếng Việt cho trẻ em vùng DTTS, bên cạnh việc vận dụng phù hợp, hiệu quả những phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mới, thì ngành giáo dục Ba Chẽ, quan tâm bồi dưỡng đội ngũ nhất là đối với giáo viên trẻ mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm và hạn chế tiếng dân tộc địa phương. Giáo viên nghiên cứu khung chương trình xây dựng kế hoạch tăng cường tiếng Việt cho trẻ. Giáo viên căn cứ số lượng trẻ còn hạn chế tiếng Việt để xem xét thời lượng tăng cường tiếng Việt trong ngày. Phát triển văn hóa đọc trong nhà trường, phát huy hiệu quả các tiết đọc thư viện, giới thiệu sách nhằm giúp học sinh có tình yêu với sách, với Tiếng Việt giàu đẹp. Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm của phụ huynh học sinh với việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em vùng DTTS, huy động phụ huynh học sinh vào cuộc hỗ trợ cải tạo môi trường trong và ngoài lớp học, làm đồ dùng đồ chơi phục vụ dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm phát huy và giữ gìn văn hóa bản sắc dân tộc địa phương.

Nguồn http://baoquangninh.com.vn

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Nâng chuẩn trình độ cho giáo viên (12/9)
 Bộ Giáo dục ban hành thông tư mới về đánh giá học sinh tiểu học (10/9)
 Sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ em Nutrilatt 1 và 2 có hàm lượng sắt, kẽm thấp hơn quy định (10/9)
 Cô, trò hào hứng ngày đầu dạy, học SGK lớp 1 (8/9)
 Năm học 2020 - 2021: Khởi đầu mới song hành cùng cơ hội (7/9)
 Bộ trường Phùng Xuân Nhạ chung vui cùng thầy trò trong ngày khai giảng (5/9)
 Năm học "bản lề" đổi mới giáo dục (5/9)
 Đắk Lắk: Yêu cầu trường mẫu giáo Ea Wy hoàn trả tiền cho phụ huynh (4/9)
 Hòa Bình: Ưu tiên đảm bảo chất lượng giáo viên khối lớp 1 (4/9)
 9 nhiệm vụ, 5 giải pháp của năm học mới 2020-2021 (3/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i