Sức khoẻ
   Phòng tránh sớm nhược thị trẻ em
 

Nhược thị là tình trạng giảm thị lực không thể cải thiện được bằng cách đeo kính hoặc dùng kính sát tròng và cũng không do bất kỳ bệnh nào về mắt gây ra.

Não vì một lý do nào đó không thể nhận biết được hoàn toàn những hình ảnh mà mắt của những bệnh nhân nhược thị truyền đến. Nhược thị hầu như chỉ xảy ra ở một mắt nhưng đôi khi nó có thể làm giảm thị lực ở cả hai mắt.

Nguyên nhân

Bình thường trẻ mới sinh ra có thể nhìn thấy được. Tuy nhiên, khi bắt đầu phát triển, đường dẫn truyền thị giác từ mắt đến não và ở bên trong não cũng tiếp tục phát triển. Não bắt đầu học cách phân tích những tín hiệu từ mắt chuyển đến. Quá trình này tiếp tục tiến triển cho đến khoảng 7-8 tuổi. Sau thời điểm này, đường dẫn truyền thị giác và vùng thị giác của não đã được hình thành một cách đầy đủ và không thể thay đổi được.

Điều trị nhược thị cho trẻ

Nếu vì một nguyên nhân nào đó, trẻ không thể dùng một hoặc cả hai mắt của nó một cách bình thường được, khi đó chức năng thị giác của não không được “học hỏi” đến nơi đến chốn và kết quả là khả năng nhìn bị giảm sút dẫn đến nhược thị. Do đó, bản chất của nhược thị là bất thường diễn ra ở não hơn là ở chính bản thân mắt. Ngay cả khi những vấn đề ở mắt đã được điều trị, tình trạng giảm sút khả năng nhìn do nhược thị thường vẫn còn tồn tại vĩnh viễn trừ khi được điều trị trước năm 7 tuổi.

Có nhiều nguyên nhân có thể gây nhược thị, trong đó có 3 nguyên nhân chính là:

Lác mắt: Là tình trạng hai mắt không cùng nhìn về một hướng. Điều đó có nghĩa là khi một mắt nhìn thẳng ra phía trước thì mắt còn lại sẽ liếc vào trong, ra ngoài, nhìn lên hoặc xuống. Do hai mắt không nhìn cùng một hướng nên chúng tập trung tiêu điểm vào những điểm hoặc vật thể khác nhau. Hầu hết những trường hợp lác mắt xuất hiện sớm ở trẻ nhỏ, vào khoảng thời gian não đang học cách nhìn.

Có một số trường hợp lác mắt nhưng thị lực của mỗi mắt vẫn còn tốt. Trong những trường hợp này 2 mắt sẽ được dùng xen kẽ qua lại với nhau ở những thời điểm khác nhau. Do đó, đường dẫn truyền thị giác sẽ phát triển ở mỗi mắt. Ở nhiều trường hợp lác mắt, một mắt giữ chức năng chính yếu. Mắt còn lại không được dùng để nhìn, do đó não bỏ qua tín hiệu do nó truyền đến. Khi đó con mắt phụ này sẽ không phát triển đường dẫn truyền thị giác bình thường được dẫn đến nhược thị.

Bất thường khúc xạ - đặc biệt là tình trạng chiết quang mắt không đều: Bất thường khúc xạ bao gồm: nhìn gần (cận thị), nhìn xa (viễn thị) và loạn thị. Những tình trạng này do độ tập trung ánh sáng của thủy tinh thể bên trong mắt kém gây ra. Nếu bạn bị tật khúc xạ ở một mắt, thông thường thì mắt còn lại cũng bị y như vậy. Tuy nhiên, cũng có thể bạn bị loạn thị, có nghĩa là có sự khúc xạ khác nhau ở mỗi mắt.

Bất thường khúc xạ có thể giải quyết được bằng cách mang kính. Tuy nhiên, trừ khi được kiểm tra thị lực, còn nếu không thì cha mẹ khó có thể phát hiện được trẻ có bị bất thường khúc xạ hay không. Đặc biệt, nếu như trẻ bị chiết quang không đều và một mắt dùng tạm được có thể đủ thị lực để sinh hoạt một cách bình thường. Nếu như không được phát hiện, nhược thị có thể xuất hiện ở một mắt không được sử dụng.

Những bất thường khác gây cản trở thị giác: Bất kỳ bất thường nào ở trẻ nhỏ gây cản trở thị giác có thể dẫn đến nhược thị do não không thể tạo lập được đường dẫn truyền thị giác. Chẳng hạn như bị đục thủy tinh thể ở một mắt hoặc giác mạc bị sẹo dẫn đến không nhận được ánh sáng vào phía sau mắt. Đây là lý do vì sao nên điều trị đục thủy tinh thể ở trẻ em càng sớm càng tốt.

Cần làm gì?

Từ 0-7 tuổi là thời gian thị lực của trẻ phát triển toàn diện các chức năng giống như người lớn. Trong đó, nếu có lý do gì cản trở thị lực, như tật khúc xạ, bệnh lý làm mờ mắt, dễ dẫn đến nhược thị. Đây cũng là giai đoạn “vàng” trong điều trị nhược thị.

Việc điều trị phải tìm ra những bệnh nguyên nhân, chẳng hạn như những người bị tật khúc xạ (cận thị hoặc viễn thị) có thể điều chỉnh được bằng cách mang kính, những người bị đục thủy tinh thể có thể phẫu thuật để điều trị...

Nhược thị có thể được chẩn đoán bằng cách khám mắt và đo thị lực. Có thể dùng nhiều kỹ thuật khác nhau để đo thị lực tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Ngoài ra, những trẻ bị lác nên được theo dõi cẩn thận xem tình trạng nhược thị có xuất hiện hay không.

Do nhược thị thường xảy ra chỉ ở một mắt nên nhiều bậc cha mẹ và trẻ nhỏ không nhận ra được. Vì rất nhiều bậc cha mẹ không đưa trẻ đi khám mắt đầy đủ nên nhiều trẻ bị nhược thị nhưng không được phát hiện cho đến khi được các bác sĩ nhãn khoa khám mắt lúc đã lớn. Chính vì vậy, việc quan sát kỹ và khi thấy con có bất kỳ một biểu hiện nghi ngờ bất thường tại mắt, cần đưa bé tới cơ sở y tế chuyên khoa mắt để được khám và tư vấn cụ thể.

BSCKI. Bùi Trung Dũng

Nguồn https://suckhoedoisong.vn

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Trẻ nói lắp, khắc phục thế nào? (3/9)
 Trẻ đau đầu gối do vận động quá mức (20/8)
 TP Hồ Chí Minh tiêm bổ sung vắc xin uốn ván-bạch hầu cho trẻ 7 tuổi (18/8)
 Viêm màng não nhiều biến chứng nhưng có thể phòng tránh (17/8)
 Cảnh báo hóc dị vật do ăn hoa quả ở trẻ (11/8)
 Bệnh viêm xoang ở trẻ em (10/8)
 Bệnh sởi ở trẻ em (7/8)
 Chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng đúng cách (4/8)
 Dấu hiệu trẻ đi tướt mọc răng (3/8)
 Bạch biến, căn bệnh cản trở sự tự tin của trẻ (31/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i