Sức khoẻ
   Cảnh báo bệnh COVID-19: 2 biến chứng nguy hiểm ở trẻ em
 

 

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 có chiều hướng dịu dần, các nhà khoa học Anh lại cảnh báo khẩn cấp COVID - 19 có thể gây ra hai biến chứng nguy hiểm ở trẻ em, đó là hội chứng sốc độc và bệnh Kawasaki.

 

COVID-19 và hai  biến chứng khó lường

 

Theo tờ Guardian (Anh), số cuối tháng Tư, Cơ quan Y tế Quốc gia Anh (NHS) cảnh báo khẩn cấp một số trường hợp tử vong ở trẻ em tại nước này do hội chứng viêm đường hô hấp cấp COVID-19 chứa đựng nhiều bí ẩn, trong đó có hai biến chứng viêm hiếm gặp, là Hội chứng sốc độc và bệnh Kawasaki. Hiệp hội Chăm sóc Nhi khoa Chuyên sâu Anh (PICS) cũng cho hay, tuy biến chứng rất nhỏ song lại cực kỳ nguy hiểm. Các ca “viêm đa hệ thống” này ở trẻ em đang có chiều hướng gia tăng và cần được chăm sóc đặc biệt. Một số qua xét nghiệm bị dương tính với COVID-19 nhưng một số khác lại không hề có dấu hiệu bất thường.

 

 

Bệnh Kawasaki - được ghi nhận là 1 trong 2 biến chứng đáng quan ngại từ COVID-19


 

Hội chứng sốc độc TSS (Toxic shock syndrome) là tình trạng đe dọa tính mạng do độc tố được sản xuất bởi một số loại vi khuẩn. Còn Kawasaki là một bệnh gây viêm ở thành mạch máu, nghiêm trọng có thể gây tổn thương tim. Một số triệu chứng được ghi nhận từ một số ca vừa phát hiện ở Anh cho thấy các triệu chứng gồm: sốt, đau bụng dữ dội và nổi mẩn da, cùng với dấu hiệu viêm huyết nặng.

 

Theo trang tin Livescience của Mỹ, đến thời điểm hiện tại, hội chứng viêm xuất hiện rất lạ và hiếm, chỉ hơn một chục trẻ em ở Mỹ được báo cáo mắc hội chứng này, tương tự tại Tây Ban Nha và Ý cũng vậy. Tạp chí Nhi khoa - Pediatrics của Mỹ dựa trên báo cáo của Đại học Stanford cho biết, có một trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi được chẩn đoán mắc bệnh Kawasaki và COVID-19.

 

“Điều này chứng tỏ đang tồn tại mối liên quan chết người giữa Kawasaki và COVID-19. Đến nay nguyên nhân gây bệnh Kawasaki vẫn chưa được biết đến, nhưng có một điều đáng chắc chắn, nó có thể được kích hoạt do nhiễm virus thông thường mà ra”, Tiến sĩ Courtney Gidengil, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm nhi khoa ở Boston nhận định. Cũng theo nữ tiến sĩ Gidengil, cộng đồng khoa học đang tìm hiểu về COVID-19, một trong những đặc điểm nổi bật của căn bệnh là viêm, bao gồm “bão cytokine” hoặc phản ứng hệ thống miễn dịch thái quá gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể. Điều này khá phù hợp với các ca được NHS của Anh cảnh báo. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để nói rằng COVID-19 đứng sau hội chứng viêm này ở trẻ em, nên phải tiến hành thêm nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa. “Việc NHS đưa ra cảnh báo khẩn cấp gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh để mọi người nhận thức. Giúp các bậc phụ huynh thấy được các biến chứng nghiêm trọng từ COVID-19 để có những biện pháp phòng ngừa hữu hiệu”, Gidengil nhấn mạnh.

 

Đôi nét về bệnh Kawasaki

 

Theo Bách khoa thư mở, Kawasaki còn được gọi là hội chứng hạch bạch huyết niêm mạc, là căn bệnh hiếm gặp, trong đó các mạch máu trên khắp cơ thể bị viêm. Bệnh được đặt tên theo tên theo một bác sĩ nhi khoa người Nhật Bản Tomisaku Kawasaki. Nó được mô tả lần đầu vào năm 1967. Bệnh Kawasaki ảnh hưởng từ 8 đến 67 /100.000 người, riêng Nhật Bản, tỷ lệ này lại cao tới 124/100.000.

 

Bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, gây sốt cấp kèm phát ban toàn thân. Triệu chứng phổ biến gồm sốt kéo dài hơn năm ngày, xuất hiện các hạch bạch huyết lớn ở cổ, phát ban vùng sinh dục và mắt đỏ, môi, lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân màu đỏ. Các triệu chứng khác gồm sưng họng và tiêu chảy. Trong vòng ba tuần kể từ khi xuất hiện triệu chứng, da từ tay và chân có thể bong tróc. Sau đó phục hồi nhưng một số trẻ, chứng phình động mạch vành có thể hình thành trong tim sau 1 - 2 năm.

 

Nguyên nhân của bệnh còn chưa rõ. Nó có thể là do nhiễm trùng tạo ra phản ứng tự miễn dịch ở những người có khuynh hướng di truyền. Nó không lây lan giữa người và người. Chẩn đoán thường dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng của người bệnh. Các xét nghiệm khác như siêu âm tim và xét nghiệm máu có thể hỗ trợ việc chẩn đoán. Các điều kiện khác có thể xuất hiện tương tự bao gồm sốt ban đỏ và viêm khớp dạng thấp thiếu niên.

 

Thông thường, với điều trị, sốt sẽ hết trong vòng 24 giờ và có sự phục hồi hoàn toàn. Nếu các động mạch vành có liên quan, đôi khi việc điều trị hoặc phẫu thuật có thể cần được thực hiện. Nếu không được điều trị, phình động mạch vành xảy ra tới 25% và khoảng 1% tử vong. Trung bình, cứ 5 trẻ mắc bệnh Kawasaki thì có 1 bị các tổn thương mạch vành. Đối với hầu hết trẻ mắc bệnh, tổn thương này thường nhỏ và không kéo dài nhưng ở một số trẻ, tổn thương có thể tồn tại cho tới khi trẻ trưởng thành, khiến cho thành động mạch vành trở nên yếu và hình thành túi phình. Các túi phình động này rất nguy hiểm, chúng có thể cản trở máu chảy tới các cơ tim.

 

 

Xét nghiệm SARS - CoV-2 cho trẻ em

 

Hội chứng sốc độc TSS

 

Theo trang tin Mayoclinic (Mỹ), hội chứng sốc độc TSS là một biến chứng hiếm gặp do nhiễm khuẩn, đe dọa tính mạng. Do một loại độc tố của chủng tụ cầu (staphylococcus) có tên Toxic shock syndrome toxin (TSST-1) gây ra. Những người phơi nhiễm với độc tố của các vi khuẩn thuộc chủng tụ cầu như S. aureus hay S. pyogenes thường dễ mắc phải hội chứng này. Hội chứng TSS có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, kể cả nam giới, trẻ em và phụ nữ sau mãn kinh. Các yếu tố nguy cơ của TSS bao gồm vết thương ngoài da, phẫu thuật và sử dụng tampon và các thiết bị khác, chẳng hạn như cốc kinh nguyệt, bọt biển tránh thai hoặc màng ngăn.

 

Tên gọi Hội chứng sốc nhiễm độc được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1978 bởi bác sĩ nhi khoa J.K Todd ở Denver, Mỹ. Thực tế đã có các ca phụ nữ chết về hội chứng TSS do sử dụng băng vệ sinh bẩn, hoặc dùng băng vệ sinh quá lâu mà không thay, đó chính là ổ chứa của chủng tụ cầu.

 

Cũng theo Mayoclinic, triệu chứng của TSS rất đa dạng, bao gồm sốt cao đột ngột, hạ huyết áp tâm thu. Sau đó là triệu chứng buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy, y chang ngộ độc thức ăn, sau đó vài ngày là triệu chứng của ban giống như bị cháy nắng, đặc biệt là ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Ngoài ra người bệnh còn dễ bị nhầm lẫn, đau cơ, đỏ mắt, miệng và cổ họng, động kinh, nhức đầu…

 

Trong bối cảnh COVID - 19 đang bùng phát mạnh như hiện nay, việc phòng ngừa là rất quan trọng, trước tiên nên giữ vệ sinh, tránh tiếp xúc với nguồn bệnh, mang khẩu trang, thực hiện tốt giãn cách xã hội. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất để tăng cường sức đề kháng. Duy trì cuộc sống vận động, hoạt động thể chất thường xuyên và thực hiện tốt các khuyến cáo về phòng bệnh. 

 

BS. BÍCH KIM

https://suckhoedoisong.vn

 

 

 

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 4 thói quen cho bé ăn sáng khiến con chậm lớn, dễ rối loạn tiêu hóa (14/5)
 Nháy mắt thái quá ở trẻ - Khi nào cần điều trị? (13/5)
 Cứ mỗi lần con ho lại tìm mọi cách cắt cơn ho của con ngay lập tức, bác sĩ nói đây không phải cách làm đúng (12/5)
 Thức khuya có thể tăng nguy cơ béo phì cho trẻ dưới 6 tuổi (9/5)
 Cách tăng sức đề kháng cho bé để phòng chống dịch bệnh (8/5)
 Hành trang phòng dịch theo chân trẻ quay lại trường cần có gì? (7/5)
 7 thứ không thể thiếu cho bé trong tủ thuốc gia đình mùa dịch (5/5)
 UNICEF hướng dẫn cách bảo vệ trẻ em an toàn trong dịch Covid-19 (4/5)
 Covid-19 gây biến chứng hiếm gặp ở trẻ nhỏ (28/4)
 Nới lỏng giãn cách xã hội, nhưng cha mẹ đừng quên bảo vệ sức khoẻ cho con (27/4)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i