Thời điểm giao mùa là lúc rất dễ mắc bệnh, đặc biệt là khi dịch Covid-19 đang bùng phát
Thời điểm giao mùa tạo cơ hội cho dịch bệnh bùng phát. Đặc biệt là khi dịch Covid-19 đang lan rộng. Vì thế, “bỏ túi” những bí kíp tăng sức đề kháng cho bé là vô cùng quan trọng.
Tăng sức đề kháng cho bé bằng thực đơn giàu dinh dưỡng
Bổ sung thực phẩm có nhiều lợi khuẩn
Sữa chua chính là lựa chọn hoàn hảo để bổ sung lợi khuẩn. Một hộp sữa chua ít béo mỗi ngày sẽ giúp bé ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh cảm cúm thông thường. Thành phần axit lactic trong sữa chua có tác dụng gia tăng lợi khuẩn và ức chế các vi khuẩn gây hại cho đường ruột. Giúp quá trình tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng trở nên thuận lợi hơn. Đồng thời khả năng chống lại bệnh tật cũng được tăng cường.
Sau mỗi bữa ăn chính, bố mẹ nên cho bé ăn tráng miệng một hộp sữa chua để tăng sức đề kháng cho bé. Và dùng trước khi đi ngủ khoảng 30 – 60 phút để hỗ trợ tiêu hóa thuận lợi và đem lại giấc ngủ ngon. Những bé nào dùng thuốc thì chỉ được ăn sữa chua sau khi uống thuốc 2 tiếng đồng hồ.
Lưu ý, các bố mẹ không được dùng sữa chua với một số thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích hay thịt hun khói. Vì điều này có thể dẫn đến táo bón, đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa… Cũng không được hâm sữa chua trong lò vi sóng hay ngâm trong nước sôi hay hâm sữa. Vì làm như vậy những lợi khuẩn có trong sữa sẽ bị tiêu diệt.
Ăn nhiều cá hồi, rau xanh và các loại trái cây
Cá hồi giàu omega 3. Đây không chỉ là chất thiết yếu cho sự phát triển của não mà còn giúp giảm viêm, bảo vệ phổi của trẻ khỏi cảm lạnh và các nhiễm trùng đường hô hấp. Axit béo trong cá hồi giúp tăng cường chức năng của các tế bào miễn dịch. Từ đó giúp tăng sức đề kháng cho bé.
Rau xanh và các loại trái cây cũng là những thực phẩm giúp tăng sức đề kháng cho bé. Vì chúng chứa nhiều vitamin A, C, E, các khoáng chất như kẽm, selen, mangan, sắt và các chất chống oxy hóa. Bên cạnh đó, chất xơ trong rau xanh và trái cây còn giúp trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, chống táo bón.
Vận động 30 phút mỗi ngày
Vận động 30 – 60 phút mỗi ngày tùy theo độ tuổi là một cách giúp cho bé khỏe khoắn, năng động. Từ đó tăng cường sức đề kháng cho bé để chống chọi với những tác nhân gây hại. Vận động còn giúp cho tinh thần bé vui vẻ, thoải mái hơn.
Luôn uống đủ nước
Bố mẹ phải tập cho bé duy trì thói quen uống đủ nước mỗi ngày dù trời nóng hay lạnh. Đây là một trong những cách tăng sức đề kháng cho bé. Nước có tác dụng vận chuyển bạch cầu đi khắp cơ thể. Đồng thời tăng cường trao đổi chất. Giúp tim bơm máu hiệu quả hơn và vận chuyển oxy trong máu, chất dinh dưỡng thiết yếu khác cho các tế bào. Ngoài ra uống nhiều nước còn có tác dụng đào thải những chất độc hại ra khỏi cơ thể thông qua tiết mồ hôi.
Dạy bé giữ vệ sinh cá nhân
Giữ vệ sinh cá nhân là một trong những cách tăng sức đề kháng cho bé hiệu quả. Bố mẹ nên dạy bé không được dùng tay dụi vào mũi, mắt mà nên sử dụng khăn giấy. Ngoài ra, hãy dạy bé rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Phụ huynh cũng nên rửa tay sạch sẽ sau khi thay bỉm, vệ sinh cho bé.
Tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch
Bố mẹ hãy đảm bảo bé được tiêm đầy đủ các mũi vắc xin trong chương trình tiêm chủng quốc gia. Đối với những mũi tiêm chủng dịch vụ, tuỳ vào điều kiện của gia đình thì cũng nên cho bé tiêm đủ. Đặc biệt là vắc xin phòng bệnh cúm vào tháng 9, 10 hàng năm.
Đảm bảo cho bé ngủ đủ giấc
Ngoài thời gian ngủ ở nhà trẻ, bố mẹ nên đảm bảo bé ngủ khoảng 11 tiếng đối với trẻ từ 1 – 3 tuổi. 9 tiếng đối với trẻ 3 – 6 tuổi. Trẻ 1 – 3 tuổi nên ngủ trước 21h. Còn trẻ 3 – 6 tuổi nên ngủ trước 22h.
https://tiepthigiadinh.vn