Tâm lý
   Xem màn hình nhiều, trẻ sẽ bị chậm phát triển ngôn ngữ
 

Chuyên gia: Trẻ xem màn hình điện tử có thể trở nên chậm nói

Theo trưởng nhóm nghiên cứu Sheri Madigan, chuyên gia phát triển trẻ em tại Đại học Calgary (Canada): "Trẻ em nên xem vô tuyến, máy tính, điện thoại trong giờ hạn chừng mực và cần được bố mẹ ở bên giám sát”. Bà Madigan cũng lưu ý thêm, đối với trẻ dưới 2 tuổi, việc sử dụng màn hình thiết bị điện tử, thậm chí là cho trẻ xem những chương trình giáo dục, cũng không đem nhiều lợi ích thiết thực cho trẻ.


Bà Madigan cho hay: "Phần lớn việc học ngôn ngữ với trẻ sơ sinh đến từ những người chăm sóc, nói chuyện và tương tác với trẻ. Đó là cách giúp trẻ học ngôn ngữ nhanh chóng và hiệu quả nhất. Chẳng hạn, trẻ sẽ phấn khích khi thấy con chó, bố mẹ hãy bắt kịp sự phấn khích đó và nói: 'Con chó kìa con'. Chỉ bằng hành động đơn giản vậy thôi, cũng giúp trẻ tiếp thu ngôn ngữ. Còn màn hình sẽ không cung cấp sự tương tác phù hợp với sự phấn khích của trẻ".

Đối với trẻ trên 2 tuổi, các chương trình giáo dục trên truyền hình góp phần cải thiện khả năng ngôn ngữ của trẻ hiệu quả. Thế nhưng, phụ huynh cần xem cùng con để giúp hướng dẫn, trả lời mọi thắc mắc của trẻ liên quan việc học hỏi này.

Những biện pháp dạy trẻ chậm nói hiệu quả


1. Trò chuyện với trẻ nhiều hơn

Bố mẹ hãy trò chuyện với trẻ mọi nơi, mọi lúc để cải thiện khả năng ngôn ngữ của trẻ. Với trẻ bắt đầu tập nói, hãy sử dụng những âm thanh đơn giản như: ba, má, cha, mẹ, bà,… để trẻ bắt chước và nói theo. Với trẻ lớn hơn, cần nói thật chậm, câu chữ rõ ràng và không nên nói ngọng.

2. Giải thích với trẻ những gì người lớn làm

Sẽ giúp trẻ mở rộng vốn từ, biết cách gắn kết ngôn ngữ và đồ vật lại với nhau. Chẳng hạn: "Để mẹ lấy cơm cho Thỏ ăn nhé!".

3. Khuyến khích trẻ tự giải quyết vấn đề

Nếu trẻ muốn gì, hãy để trẻ tự làm, giúp trẻ giao tiếp qua thái độ, cử chỉ và điệu bộ cơ thể. Từ đó cải thiện khả năng ngôn ngữ.

4. Không bắt chước ngôn ngữ của trẻ

Khi trẻ tập nói, phát âm sẽ không chuẩn, nói ngọng, nói líu lưỡi. Vì vậy, người lớn không nên bắt chước cách nói của trẻ. Bằng không sẽ khiến trẻ nói sai, nói ngọng nhiều và lâu hơn.

5. Tạo môi trường để trẻ phát huy khả năng nói

Từ những cuộc trò chuyện, hoạt động chung với gia đình, thầy cô và bạn bè cùng trang lứa. Những hoạt động này sẽ giúp trẻ trở nên dạn dĩ, nhanh nhẹn và có nhiều cơ hội để phát triển ngôn ngữ tốt hơn.

6. Đọc sách - truyện cho trẻ

Để làm quen với từ mới, vần điệu mới và cách mà mọi người trò chuyện với nhau. Nên chọn những quyển có hình ảnh và màu sắc tươi sáng, vui nhộn.

7. Hát cho trẻ nghe

Để trẻ ghi nhớ từ mới bởi nhịp điệu vui tươi của bài hát.

Nguồn phunutoday.vn

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 13 cách giúp nuôi dạy trẻ vào nề nếp (26/3)
 Cách bố mẹ Thụy Điển dạy con giúp trẻ thông minh, độc lập (24/3)
 8 giai đoạn quan trọng hình thành tính cách của trẻ nhỏ (21/3)
 Đứa trẻ ngoan chưa hẳn đã tốt trong tương lai? (20/3)
 Chuyên gia cảnh báo việc nghỉ học kéo dài vì Covid-19 có thể khiến bé bị trầm cảm (20/3)
 Những phương pháp giúp phát triển trí thông minh của trẻ hiệu quả (19/3)
 Sai lầm của các ông bố khi kỷ luật con (9/3)
 Tại sao làm việc nhà lại khiến trẻ trở thành người tốt khi lớn lên? (28/2)
 Khi con nghỉ học dài ngày ngoài việc chăm sóc còn phải để ý tâm lý con (22/2)
 Cách dạy con của người Nhật theo các giai đoạn độ tuổi (7/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i