Giáo dục trẻ
   Giúp con hình thành thói quen đúng giờ
 


Trước khi ra khỏi nhà, hãy yêu cầu con đi giày, mặc áo khoác trước 8 phút so với lịch dự tính, bởi trẻ thường chuẩn bị lâu hơn người lớn.

 

1. Cha mẹ làm gương

Hướng dẫn bằng ví dụ thực tế là cách tốt nhất để hình thành thói quen cho trẻ. Mọi đứa trẻ đều quan sát và học theo hành động của cha mẹ bao gồm cả tốt lẫn xấu. Khi bạn làm việc tốt, con bạn sẽ nhớ lấy và tái hành động nếu gặp tình huống tương tự. Nếu bạn thường xuyên trễ hẹn thì con bạn sẽ không thể hình thành thói quen đúng giờ.

Vì vậy, bước đầu tiên và cũng là quan trọng nhất, đó là làm gương cho trẻ. Trong mọi hoạt động dù có mặt trẻ hay không, bạn hãy luôn đúng giờ, không bao giờ trễ hẹn hay đi muộn. Khi bạn ra ngoài đúng giờ, hãy giải thích cho con hiểu lợi ích từ hành động này.

2. Thói quen ngủ lành mạnh

Đi ngủ sớm và dậy sớm không chỉ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh mà còn hình thành thói quen đúng giờ. Khi tuân thủ thói quen ngủ lành mạnh, trẻ sẽ có năng lượng cả ngày, không cảm thấy uể oải, dẫn đến làm việc chậm trễ. Hãy yêu cầu trẻ tuân thủ thói quen ngủ ngay cả vào cuối tuần để không làm xáo trộn đồng hồ sinh học cá nhân.

 

 

3. Tặng trẻ đồng hồ

Nếu muốn hình thành thói quen đúng giờ, hãy tặng trẻ một chiếc đồng hồ. Đó có thể là đồng hồ để bàn hoặc đeo tay. Đồng hồ sẽ giúp trẻ theo dõi thời gian, quản lý hoạt động cá nhân tốt hơn. Các em sẽ biết các hoạt động thường nhật tốn bao nhiêu thời gian, từ đó lên kế hoạch sắp xếp thời gian biểu hợp lý, khoa học.

4. Thiết kế kệ đựng đồ

Mỗi khi rời khỏi nhà, có phải con bạn thường loay hoay tìm áo khoác, giày hay túi xách bởi chúng vứt mỗi thứ một nơi? Một kệ đựng đồ chuyên dụng để đặt tất cả vật dụng thường xuyên mang ra đường sẽ giúp tiết kiệm kha khá thời gian trong việc tìm đồ. Phụ huynh có thể tận dụng khoảng trống gần cửa ra vào để thiết kế kệ đựng đồ. Kệ sẽ dùng để treo áo khoác, treo chìa khóa, túi xách, kính râm, sạc điện thoại và cất giày dép. Hãy hướng dẫn trẻ đặt những món đồ thường xuyên mang theo lên kệ để có thể nhanh chóng chuẩn bị trước khi ra ngoài.

5. Chuẩn bị quần áo

Vào cuối tuần, nếu chuẩn bị sẵn quần áo cho tuần sau đó, phụ huynh và các con có thể tiết kiệm thời gian mỗi sáng đau đầu nghĩ xem nên mặc gì. Với những đứa trẻ dưới 4 tuổi, phụ huynh có thể chọn thay con ít nhất 9 bộ quần áo để có thể mặc thay phiên trong tuần. Với những em trên 4 tuổi, các chuyên gia khuyến khích cha mẹ để con tự do chọn quần áo nhằm thúc đẩy khả năng sáng tạo và cá tính riêng. Bạn cũng có thể cùng con chọn quần áo vào tối hôm trước.

6. Quy tắc 8 phút

Trước khi ra khỏi nhà, hãy yêu cầu con đi giày và mặc áo khoác trước 8 phút so với lịch di chuyển dự tính. Giả sử xe đưa đón của trường đến lúc 8h40, nếu chuẩn bị trong 2 phút, các em sẽ có 6 phút ung dung bước ra xe. Tuy nhiên, nếu mất thời gian chuẩn bị lên 5-6 phút, các em vẫn có 2-3 phút để lên xe đúng giờ.

7. Phạt nếu đến muộn

Tạo ra hệ quả sẽ thúc đẩy trẻ sửa đổi thói quen xấu, rèn luyện thói quen tốt. Trong môi trường học đường, bạn có thể xác minh thời gian đi muộn của con với giáo viên. Tại nhà, bạn hãy tính đến thời gian phải chờ đợi con khi cần ra ngoài.

Phụ huynh có thể phạt tiền trong trường hợp cho con tiền sinh hoạt. Nếu không, bạn hãy cắt giảm thời gian chơi điện tử, chơi thể thao, xem TV hoặc yêu cầu con làm công việc nhà.

8. Giải quyết hậu quả

Là phụ huynh, ai cũng muốn con duy trì kỷ luật tốt trước mặt thầy cô. Vì vậy, cha mẹ thường nhắc nhở con khi dậy muộn hoặc đưa con đến trường nếu trễ xe bus hoặc muộn giờ. Nhưng nếu vậy, các em sẽ không học được thao tác đúng giờ và có xu hướng ỷ lại vào sự giúp đỡ của cha mẹ.

Thay vào đó, hãy để con chịu kỷ luật của nhà trường cho hành động đi trễ. Những hậu quả tự nhiên là cách trực tiếp, thẳng thắn nhất giúp trẻ nhận ra sai lầm của mình và tự ý thức thay đổi.

9. Khen thưởng

Khi trẻ hoàn thành bài tập về nhà đúng giờ, đi học đúng giờ sau nhiều lần đi trễ, hãy thưởng cho con đúng cách. Tùy thuộc vào điều kiện gia đình, phần thưởng có thể là món ăn ngon, món quà nhỏ, tiền mặt hoặc chuyến đi dã ngoại. Món quà nên đánh vào sở thích của trẻ để tiếp thêm động lực và giúp trẻ nhận thấy ích lợi của việc đúng giờ. Ngoài ra, phụ huynh nên tránh tặng những món quà đắt tiền, giá trị cao hơn nỗ lực của trẻ vì về lâu dài, các em có thể nảy sinh hành động đòi hỏi hoặc trả giá để làm việc đúng giờ.

 

Nguồn VNE

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Nguyên tắc nuôi dạy con trai của bà mẹ Mỹ (3/2)
 Cách dạy con của bà mẹ siêu nhân Nhật Bản (20/1)
 Những điểm làm nên khác biệt của trẻ em Đức (13/1)
 Rèn luyện khả năng kinh doanh cho trẻ (3/1)
 Bảy xu hướng nuôi dạy con năm 202 (3/1)
 Cách giúp con thông minh và giàu có (3/1)
 Cách dạy trẻ viết (3/1)
 10 lời quan trọng nhất cần dạy trẻ (3/1)
 Nhiều trẻ em Nhật Bản không muốn đến trường (24/12)
 Cách dạy con cha mẹ tưởng tốt, nhưng không ngờ lại tự tay "bóp chết" sự tự tin của trẻ (24/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i