Sức khoẻ
   Cách dự đoán ra sao cho đúng chiều cao ở tuổi trưởng thành của bé?
 

Hẳn ba mẹ nào cũng sẽ có lúc băn khoăn bé lúc lớn lên sẽ có chiều cao khoảng bao nhiêu? Bên cạnh những dự đoán, bác sĩ nhi khoa sẽ chỉ ra cho ba mẹ các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của bé để ba mẹ có cách nhìn tổng quan hơn.

Với nguồn thông tin tiếp nhận đa dạng phong phú hiện nay, hẳn các ba mẹ trẻ sẽ biết rất nhiều cách để dự đoán chiều cao của bé từ kiểu dân gian đến “có vẻ như là” khoa học. Giữa bạt ngàn thông tin, thì với sự chia sẻ sau đây của bác sĩ Đỗ Hồng Phương, Khoa Nội Nhi Tổng hợp, Bệnh viện E Trung Ương, các ba mẹ sẽ có kiến thức đúng và tổng quan nhất về chiều cao của bé.

Làm thế nào để dự đoán chiều cao ở tuổi trưởng thành của bé?

Phương pháp chính xác nhất dự đoán chiều cao ở tuổi trưởng thành của bé là dựa vào tuổi xương, được xác định bằng chụp X-quang xương bàn tay nhưng với cách này, ba mẹ phải đưa bé đến gặp bác sĩ. Tuy nhiên, vẫn có một vài cách khác ba mẹ có thể thực hành tại nhà để dự đoán chiều cao sau này của bé. Dưới đây là một số phương pháp bác sĩ nhi khoa giới thiệu cho ba mẹ.


Dựa vào chiều cao năm bé 2 tuổi (đối với trẻ nam) và 18 tháng tuổi (đối với trẻ nữ): ba mẹ có biết giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt sớm nhất của bé, từ sơ sinh đến khi tập đi, chiếm xấp xỉ một nửa chiều cao sau này của bé. Một phương pháp đơn giản để ước tính chiều cao ở tuổi trưởng thành của bé là nhân đôi chiều cao năm bé 2 tuổi (đối với trẻ nam) và nhân đôi chiều cao khi bé 18 tháng tuổi (đối với trẻ nữ) do trẻ nữ phát triển nhanh hơn. Mặc dù phương pháp này đã có từ lâu nhưng chưa có nghiên cứu nào chứng minh được tính chính xác của nó

Bé trai: chiều cao 2 tuổi x 2

Bé gái: chiều cao 18 tháng x 2

Một phương pháp khác ba mẹ có thể dùng để ước tính chiều cao sau này của bé là dựa vào chiều cao của ba mẹ theo công thức:

Bé trai: (chiều cao cha + chiều cao mẹ)/2 + 2.5inch (6.5cm)

Bé gái: (chiều cao cha + chiều cao mẹ)/2 – 2.5inch (6.5cm)

Một lưu ý nhỏ cho ba mẹ đây chỉ là ước tính tương đối về chiều cao trung bình bé có thể đạt được khi trưởng thành. Ba mẹ nên biết chiều cao thực sự của bé có thể cộng/trừ 4 inch (10cm) tuỳ thuộc vào gen, dinh dưỡng, môi trường và chế độ tập luyện

Các mốc phát triển chiều cao của trẻ

Dưới đây là các mốc phát triển chiều cao của bé mà mẹ cần ghi nhớ

0-12 tháng: chiều cao tăng khoảng 25cm

1-2 tuổi: chiều cao tăng khoảng 13cm

2-3 tuổi: chiều cao tăng khoảng 9cm/năm. Thông thường bé sẽ tăng gấp đôi chiều dài sau sinh khi lên 4 tuổi

3 tuổi-dậy thì: tăng khoảng 5cm/năm. Tuổi dậy thì là giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt khác nhau đối với mỗi trẻ

Những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến chiều cao ở tuổi trưởng thành của bé?


Gen đóng vai trò lớn trong việc xác định chiều cao sau này của trẻ, ngoài ra, một số yếu tố bên ngoài cũng ảnh hưởng đến chiều cao, bao gồm:

Dinh dưỡng

Nội tiết: Mất cân bằng nội tiết tố, như giảm nồng độ T3, T4 (hormone tuyến giáp), GH (hormone tăng trưởng), dẫn đến chậm tăng trưởng và có thể khiến chiều cao của bé thấp hơn dự kiến nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời

Thuốc: một số loại thuốc, đặc biệt là corticosteroids dùng kéo dài (như prednisone), có thể làm chậm tăng trưởng chiều cao của bé

Sức khoẻ: trẻ mắc một số bệnh mạn tính, như viêm khớp nặng, bệnh celiac (bất dung nạp gluten) không được điều trị hoặc ung thư có thể thấp hơn dự kiến

Bệnh di truyền: trẻ bị một số bệnh di truyền có thể thấp hoặc cao hơn bình thường. Trẻ mắc hội chứng Down, Noonan hoặc Turner có xu hướng thấp hơn bình thường trong khi hội chứng Marfan có thể khiến trẻ cao hơn bình thường

Ngoài ra, tập luyện, môi trường, giấc ngủ, khí hậu, chế độ ăn uống và tâm lý cũng có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng chiều cao của bé.

Nếu ba mẹ lo lắng về chiều cao của bé hoặc nghĩ rằng chiều cao của bé tăng quá chậm hoặc quá nhanh, đừng ngại trao đổi với bác sĩ nhi khoa. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu làm xét nghiệm cho bé. Một phim chụp Xquang bàn tay và cổ tay có thể xác định tuổi xương của con. Các xét nghiệm cũng có thể giúp tìm nguyên nhân gây ra các vấn đề về tăng trưởng chiều cao của bé. Mẹ cũng có thể được giới thiệu đến các bác sĩ dinh dưỡng, tiêu hoá, nội tiết, di truyền hoặc các chuyên khoa sâu khác để đánh giá và điều trị thêm

Mẹ hãy nhớ rằng, khi bé kết thúc giai đoạn dậy thì, sự tăng trưởng sẽ dần dừng lại. Một thiếu niên thấp bé sẽ không có đủ thời gian để bắt kịp tăng trưởng trong khi những trẻ nhỏ hơn vẫn còn thời gian để điều trị và tiếp tục tăng trưởng chiều cao. Thế nên nếu nhận thấy các vấn đề về chiều cao của bé, thì ba mẹ đừng trì hoãn việc tìm đến bác sĩ sớm để tìm hiểu nguyên do và can thiệp sớm nhé!

Nguồn : beyeu.com

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Thận trọng sử dụng kháng sinh cho trẻ sơ sinh (19/12)
 Bệnh Kawasaki có lây không? (18/12)
 Thời điểm bắt buộc tiêm vắc-xin phòng uốn ván cho trẻ (18/12)
 Phát hiện và phòng bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ (17/12)
 Bệnh thận ở trẻ - những điều cần biết (16/12)
 Trời lạnh, đề phòng trẻ viêm tiểu phế quản (14/12)
 Biểu hiện dị tật sinh dục bẩm sinh ở bé trai (13/12)
 Tiểu máu ở trẻ khi nào nguy hiểm? (12/12)
 Cách chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp (11/12)
 Quy tắc “4 ấm 1 lạnh” chăm sóc trẻ ngày đông, bé sẽ không lo bị ốm (9/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i