Sức khoẻ
   Bệnh thận ở trẻ - những điều cần biết
 

Các rối loạn thận không phải là không phổ biến ở trẻ em. Không giống như tim, phổi và bệnh gan, các rối loạn thận không gây ra các triệu chứng cho tới khi gần 80% chức năng thận bị suy giảm và do vậy, bệnh thường được chẩn đoán muộn. Điều quan trọng là phụ huynh cần nhận biết những dấu hiệu sớm của bệnh này ở trẻ để phòng tránh. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh thận ở trẻ nhỏ:

Các triệu chứng

Tiểu đau

Nước tiểu có màu đỏ/nâu

Dòng nước tiểu yếu

Đi tiểu ít hơn 4 lần/ngày

Đi tiểu nhiều hơn 12 lần/ngày

Sưng phù quanh mắt

Rối loạn tăng trưởng hoặc khuyết tật về xương

Hay cảm thấy khát.

Các loại bệnh thận

Dị tật đường tiểu, xuất hiện từ khi mới sinh

Sỏi thận

Viêm cầu thận

Hội chứng thận hư

Nhiễm trùng đường tiểu

Suy thận cấp

Bệnh thận mạn tính

Chẩn đoán

Để chẩn đoán và đánh giá độ nặng của bệnh thận, các bác sĩ cần:

Kiểm tra nước tiểu để có thông tin về sự xuất hiện protein, hồng cầu, bạch cầu và tinh thể.

Cấy nước tiểu nên thực hiện trong trường hợp nghi ngờ nhiễm trùng đường tiểu.

Ure và creatinine tăng khi thận không hoạt động thích hợp. Các xét nghiệm máu khác như electrolyte, hemoglobin, khí máu đôi khi được yêu cầu.

Siêu âm là một xét nghiệm hữu ích trong bệnh thận. Nó giúp cung cấp nhiều thông tin như kích thước thận, dị tật bẩm sinh (thận đơn/thận đa nang), thận ứ nước (sung thận), tắc đường niệu, sỏi thận, khối u ở thận.

Các xét nghiệm như chụp và sinh thiết thận hiếm khi được yêu cầu.

Điều trị

Điều trị bệnh thận phụ thuộc vào từng cá nhân.

Cần sử dụng thuốc kháng sinh trong 10-14 ngày. Prednisolon (steroid) được sử dụng trong hội chứng thận hư. Đôi khi một số dị tật đòi hỏi phải phẫu thuật chỉnh sửa.

Ở người lớn, khi thận suy, chạy thận được thực hiện và đôi khi ghép thận là lựa chọn du nhất. Việc điều trị cũng tương tự ở trẻ em. Chạy thận có 2 loại: thẩm phân phúc mạc (hay sử dụng ở trẻ em) và chạy thận nhân tạo. Do thận bị suy, những chất như u rê, creatinine, kali, phốt pho và nước bị tích lũy dư thừa trong cơ thể. Những chất này được loại bỏ bởi thẩm tách thận.

Trong một số trường hợp, bệnh nhân cần được ghép thận. Tuy nhiên, đây là thủ thuật rất phức tạp và tốn kém.

Phòng ngừa

Điều trị suy thận rất khó khăn, đau đớn và tốn kém. Do vậy phòng bệnh là rất quan trọng.

Nếu có các bất thường về thận kéo dài hơn 3 tháng, mức creatinine huyết cao hoặc thận bất thường trên siêu âm, trẻ cần được tới khám bác sĩ chuyên khoa.

BS Thu Vân

Nguồn https://suckhoedoisong.vn

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Trời lạnh, đề phòng trẻ viêm tiểu phế quản (14/12)
 Biểu hiện dị tật sinh dục bẩm sinh ở bé trai (13/12)
 Tiểu máu ở trẻ khi nào nguy hiểm? (12/12)
 Cách chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp (11/12)
 Quy tắc “4 ấm 1 lạnh” chăm sóc trẻ ngày đông, bé sẽ không lo bị ốm (9/12)
 Bộ Y tế: Bổ sung 21 loại vi chất vào sữa tươi học đường là cần thiết, nâng cao tầm vóc trẻ (9/12)
 Phòng ngừa biến chứng bệnh thủy đậu (6/12)
 Một số bệnh về da ở trẻ sơ sinh (4/12)
 Trẻ mút ngón tay, ảnh hưởng gì? (2/12)
 Dùng thuốc chống muỗi cho trẻ, cần lưu ý gì? (30/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i