Sức khỏe và Phát triển
   Chuyên gia làm rõ thông tin chất flour trong kem đánh răng gây bệnh là tin vô căn cứ
 


Theo Trung tâm kiểm soát ngộ độc Mỹ, mỗi năm có khoảng 23.000 ca báo cáo ngộ độc từ kem đánh răng fluor nhưng chỉ có vài nghìn ca phải nhập viện cấp cứu. Do đó, dù có tình trạng nhiễm độc flour nhưng việc kêu gọi tẩy chay kem đánh răng là hoàn toàn vô căn cứ.

 


Mới đây trên mạng xã hội xuất hiện một bài viết của một phụ nữ có tên B.N.T cho rằng chất flour trong kem đánh răng có thể gây ung thư, khuyết tật bẩm sinh, loãng xương và nhiều vấn đề sức khỏe khác nên người phụ nữ này đã bỏ kem đánh răng được khoảng một năm. Thông tin này khiến cư dân mạng dậy sóng thu hút nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều người tỏ ra lo lắng vì mỗi ngày vẫn dùng kem đánh răng để vệ sinh răng miệng, số khác lại hoài nghi trước thông tin chưa được kiểm chứng này.

 


Thông tin kem đánh răng có chất gây ung thư khiến nhiều người hoang mang.

 

Flour có gây ngộ độc?

Trao đổi với PV, bác sĩ Nguyễn Quốc Việt, Khoa Răng Hàm Mặt Bệnh viện Quận 2 TP.HCM, kem đánh răng là một chất tẩy sạch răng dạng hỗn hợp nhão hay gel được sử dụng với bàn chải đánh răng như một phụ kiện để tẩy sạch, duy trì thẩm mỹ và sức khoẻ của răng. Ngoài những thành phần khác, trong kem đánh răng có chứa fluor. Đây là chất có nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể như giúp ngăn ngừa sâu răng, tham gia cấu trúc xương và dây chằng... Riêng đối với việc bảo vệ răng, fluor có thể ngấm vào men răng (tổ chức cứng nhất của cơ thể) và tạo thành fluoroapatit, làm cho răng cứng chắc hơn và ít bị ăn mòn bởi acid, từ đó tránh bị sâu răng.

"Kem đánh răng thường chia thành 2 loại: của trẻ em và của người lớn. Đối với mỗi loại thì nồng độ fluor trong kem cũng khác nhau. Ở người lớn nồng độ này có thể cao gấp nhiều lần so với ở trẻ em. Nên trẻ dưới 6 tuổi cần được dùng riêng loại kem đánh răng dành cho trẻ em. Việc đánh răng bằng kem có hàm lượng fluor quá cao khiến men răng trẻ ngày càng bị mài mòn và yếu đi. Giai đoạn đầu đời cấu trúc răng của bé khá yếu, chưa hoàn thiện", bác sĩ Việt cho biết.


Nói về nguy cơ nhiễm độc flour ở trẻ, bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ, Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM cho rằng hiện nay hơn 95% kem đánh răng đang được bán trên thị trường đều có chứa fluor. Trẻ con rất dễ bị trúng độc fluor do khả năng tự ý thức của bé còn kém, nguy cơ nuốt phải kem đánh răng rất cao.

"Một nghiên cứu đã tiến hành đo lượng kem đánh răng nuốt vào bụng của các bé 3-4 tuổi. Kết quả phát hiện các bé này nuốt rất nhiều kem đánh răng, từ 1/8 đến 1/4 lượng kem cho mỗi lần sử dụng. Trước những nguy cơ mắc phải nếu lỡ nuốt phải kem đánh răng, năm 1997, Cơ quan dược và thực phẩm Mỹ (FDA) đã buộc các nhà sản xuất phải thêm dòng chữ cảnh báo trên trên vỏ hộp của tất cả các loại kem đánh răng fluor được bán tại nước này. FDA có yêu cầu này vì trẻ em khi nuốt quá nhiều kem đánh răng chứa fluoride có thể bị ngộ độc cấp tính, thậm chí tử vong", bác sĩ Vũ nói.

 


Có nguy cơ nhiễm độc flour, nhưng việc từ bỏ kem đánh răng vì điều này là vô căn cứ

Bác sĩ Việt cho biết thêm, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì mức fluor trên 1,5mg/lít nước sẽ gây nguy cơ ngộ độc fluor ở răng (gọi là fluorosis răng), nếu tiêu thụ nước có mức trên 10 mg/lít thì gây biến đổi bệnh lý trong cấu trúc xương (fluorosis xương).

Nhiễm độc dễ mắc phải khi cho trẻ nhỏ dùng thuốc đánh răng chứa fluor. Trẻ có thể nuốt phải thuốc đánh răng. Liều độc gây chết tiềm năng của fluoride là 5mg/kg cân nặng; nếu ăn phải fluoride với liều thấp hơn 15-20 lần liều gây chết (0,2-0,3 mg/kg cân nặng) thì có những rối loạn về tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, tiết nhiều nước bọt, buồn nôn và nôn, ra mồ hôi nhiều và khát nước.

Theo các chuyên gia, một trẻ nặng 10kg chỉ cần nuốt 1-3gram kem đánh răng đã có thể có một hoặc nhiều các triệu chứng kể trên. Còn người lớn chủ yếu hấp thu fluor qua niêm mạc khoang miệng, lượng fluor nuốt vào cơ thể thông qua kem đánh răng khá ít nên không gây ảnh hưởng quá lớn.

Ngoài sự nhiễm độc cấp tính do ăn một số lớn fluor trong một thời gian ngắn còn có nhiễm độc mãn tính do ăn phải fluor với số lượng nhỏ trong một thời gian dài; độc mãn tính gây bệnh "fluorosis" ở răng và xương. Biểu hiện "fluorosis" dạng nhẹ ở răng là răng bị vàng, bị vân đá (có những đốm trắng trên bề mặt), dạng nặng là răng có các vết hoen ố màu nâu.

Có nên từ bỏ kem đánh răng vì nguy cơ nhiễm flour?

Theo Trung tâm kiểm soát ngộ độc Mỹ, mỗi năm có khoảng 23.000 ca báo cáo ngộ độc từ kem đánh răng fluoride nhưng chỉ có vài nghìn ca phải nhập viện cấp cứu. Do đó, dù có tình trạng nhiễm độc flour nhưng việc kêu gọi tẩy chay kem đánh răng là hoàn toàn vô căn cứ.

"Mặc dù ngộ độc fluor là có và thường gặp tại các gia đình có con trẻ, nhưng vẫn có thể phòng ngừa hiệu quả, không như các thông tin anti flour sai lệch vô căn cứ đang lan truyền trên mạng xã hội... gây khuyết tật bẩm sinh, ung thư không thể là triệu chứng cấp tính hay gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nếu sử dụng đúng cách và đúng liều lượng. Một vấn đề nữa là fluor là một chất độc được tích lũy, theo thời gian, có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng lên sức khỏe chứ không phải là sự tiếp xúc ngay lập tức với fluor nồng độ cao", bác sĩ Vũ nói.

 

 

Đối với trẻ em dưới 6 tuổi, chỉ nên dùng lượng kem tương đương một hạt gạo.

Để sử dụng hiệu quả và an toàn kem đánh răng, bác sĩ Vũ khuyên:

- Đối với người lớn, mỗi lần đánh răng chỉ cần lấy lượng kem đánh ngang kích cỡ một hạt đậu.

- Đối với trẻ em dưới 6 tuổi, chỉ nên dùng lượng kem tương đương một hạt gạo.

- Nếu lỡ nuốt kem đánh răng, bạn cũng không nên quá lo lắng, hãy uống nhiều nước để cơ thể tự đào thải ra ngoài và lưu ý cẩn thận hơn trong lần sau.

- Vì lý do an toàn, nhiều mẹ chọn kem đánh răng cho bé nuốt được cho dù con chưa biết nhổ hoặc đã biết nhổ thành thục. Khi đó mẹ cần chú ý xem trên tem nhãn sản phẩm các từ ngữ sau: Fluoride free, safe to swallow, training toothpaste, độ tuổi sử dụng...

- Nếu có thể, hãy vệ sinh răng miệng bằng kem đánh răng với thành phần là những thảo dược thiên nhiên, dầu dừa...

"Fluor được biết đến nhiều nhất với chức năng ngăn ngừa sâu răng, được xem là 1 trong 10 thành tựu của y tế cộng đồng thế kỷ 20. Nếu thiếu fluor sẽ dẫn đến nguy cơ sâu răng và loãng xương, còn thừa fluor hoặc ở những vùng ô nhiễm fluor sẽ dẫn đến ngộ độc, hỏng men răng (răng xỉn màu, ố vàng, đục), nặng hơn là hội chứng giòn, gãy xương", chuyên gia này nhấn mạnh.

 

Theo Yến Nhi (Khám phá)

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Sai lầm cần tránh khi trẻ sốt cao co giật (27/9)
 Bé bị sổ mũi thì nên ăn uống và kiêng những thực phẩm gì? (17/9)
 Sai lầm của cha mẹ khiến trẻ táo bón nặng, biến chứng nhiều bệnh (17/9)
 Xử trí khi sốc nhiệt trong ôtô (17/9)
 Những căn bệnh “tưởng lành hóa dữ” đe dọa trẻ thơ (10/9)
 Nguy cơ trẻ bị còi xương và cách khắc phục (10/9)
 Viêm khớp tuổi thiếu niên (10/9)
 Trẻ hay buồn nôn khi ăn có đáng lo? (10/9)
 Bé 7 tuổi đau bụng âm ỉ, mẹ đưa đi khám phát hiện sự thật khiến ai cũng "choáng" (10/9)
 12 triệu chứng sốt siêu vi dễ nhận biết nhất ở trẻ em (4/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i