Sức khỏe và Phát triển
   Sai lầm cần tránh khi trẻ sốt cao co giật
 

 

Bé trai co giật, sau khi được mẹ vắt chanh vào miệng đã trở nên tím tái và chuyển sang viêm phổi.


Bác sĩ Đinh Tấn Phương, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) cho biết nhiều phụ huynh nghĩ rằng vắt chanh vào miệng trẻ sẽ giúp cơn co giật kết thúc. Trên thực tế hành động này rất nguy hiểm. Lúc này đường thở của trẻ không hoạt động, đưa chanh vào miệng có thể khi tuột vào bên trong gây hóc dị vật đường thở, thậm chí khiến trẻ tím tái, ngưng thở.

Theo bác sĩ Phương, đây chỉ là một trong nhiều sai lầm phổ biến mà phụ huynh xử lý khi trẻ lên cơn sốt cao co giật. Mỗi tháng khoa tiếp nhận khoảng 10 trẻ cấp cứu liên quan đến co giật, động kinh. Không ít trường hợp cha mẹ làm theo các kinh nghiệm truyền miệng hoặc chỉ dẫn của bạn bè, thông tin thiếu kiểm chứng trên mạng khiến trẻ gặp nguy.
"Trẻ 5- 6 tháng tuổi khi sốt cao trên 39 độ C có khả năng co giật lành tính. Đây là những cơn co giật thường ngắn, kéo dài tối đa 1-2 phút và sau cơn co giật, bệnh nhân sẽ tỉnh táo, không để lại di chứng", bác sĩ Phương phân tích.

Nếu bé không sốt mà vẫn co giật, sau co giật bị liệt nửa người hoặc hôn mê, để lại di chứng thì liên quan đến bệnh lý, đa số là bệnh lý thần kinh trung ương. Hay gặp nhất là bệnh động kinh, nhiễm khuẩn ở hệ thần kinh trung uơng như viêm màng não do siêu vi, rối loạn điện giải do tiêu chảy, mất nước do hạ hoặc tăng natri trong máu gây co giật. Sau khi bệnh nhân bị chấn thương phù não cũng có thể gây co giật. Những bệnh lý này chỉ chiếm khoảng 20% ca nhập viện, còn lại đa số lành tính.

Bác sĩ Phương khuyến cáo khi co giật trẻ thường mất ý thức, mất phản xạ hầu họng, biểu hiện hít sặc. Di chứng thường gặp nhất là tình trạng thiếu oxy ở não. Phụ huynh cần tìm cách làm cho đờm nhớt từ miệng bé chảy ra để không thiếu oxy, ngửa đầu trẻ giúp thông thoáng đường thở.

 

Theo bác sĩ Trần Thị Huyên Thảo, khi trẻ co giật không cần cho hạ sốt ngay. Nhiều phụ huynh thường thấy trẻ giật, gồng cứng nên hoảng loạn dẫn đến xử trí sai lầm. Tuyệt đối không giữ chặt trẻ, không vì sợ bé cắn lưỡi mà đưa đồ vật, ngón tay vào miệng trẻ... dẫn đến nguy cơ chấn thương, hít sặc.

Cần bình tĩnh xử trí bằng cách đặt trẻ nằm nghiêng lên một mặt phẳng an toàn và quan sát, theo dõi cơn co giật. Nếu cơn dưới 5 phút, cần ổn định trẻ sau đó đưa đến bác sĩ. Co giật trên 5 phút, đưa trẻ vào bệnh viện ngay.

 

Nguồn VNE

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bé bị sổ mũi thì nên ăn uống và kiêng những thực phẩm gì? (17/9)
 Sai lầm của cha mẹ khiến trẻ táo bón nặng, biến chứng nhiều bệnh (17/9)
 Xử trí khi sốc nhiệt trong ôtô (17/9)
 Những căn bệnh “tưởng lành hóa dữ” đe dọa trẻ thơ (10/9)
 Nguy cơ trẻ bị còi xương và cách khắc phục (10/9)
 Viêm khớp tuổi thiếu niên (10/9)
 Trẻ hay buồn nôn khi ăn có đáng lo? (10/9)
 Bé 7 tuổi đau bụng âm ỉ, mẹ đưa đi khám phát hiện sự thật khiến ai cũng "choáng" (10/9)
 12 triệu chứng sốt siêu vi dễ nhận biết nhất ở trẻ em (4/9)
 Bé 6 tuổi tử vong do bạch hầu chỉ được tiêm 1 mũi phòng bệnh (4/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i