Nếu cuộc hôn nhân của cha mẹ đã hết tình cảm mà vẫn cố gắng tiếp tục thì con cái sẽ là người chịu ảnh hưởng nhiều nhất.
Ảnh minh họa
1. Trẻ hiểu sai về hạnh phúc
Chứng kiến việc cha mẹ phải gượng ép sống với nhau lâu dài sẽ khiến trẻ cảm thấy việc có được hạnh phúc là việc khó khăn và luôn phải cố gắng gồng ép bản thân như những gì phụ huynh đã làm. Việc này sẽ khiến chúng vô tình hiểu sai khái niệm về hạnh phúc thực sự.
2. Trẻ có thể sợ hãi về tương lai
Dù cho cha mẹ cố tỏ ra hạnh phúc nhưng trẻ nhỏ rất nhạy cảm và chúng sẽ nhận thấy rằng có điều gì đó không đúng trong cuộc sống gia đình. Chúng sẽ dần lo sợ về tương lại cha mẹ có thể chia tay bất cứ lúc nào và chúng phải đưa ra quyết định mình ở với ai.
Do đó, trẻ sẽ thiếu chủ động và sợ làm bất cứ điều gì vì có thể gây đổ vỡ gia đình.
3. Trẻ em có thể bị kiểm soát quá mức
Khi hôn nhân của cha mẹ không còn dựa trên tình cảm mà chỉ còn sợi dây duy nhất là con cái thì rất có thể con sẽ bị kiểm soát quá mức.
Phụ huynh bắt đầu muốn biết con làm gì ở đâu mọi lúc mọi nơi vì họ đã chấp nhận từ bỏ hạnh phúc để ở cùng nhau chỉ vì đứa con.
4. Trẻ không cảm thấy an toàn
Trẻ em có thể nhận thấy tình cảm rạn nứt của cha mẹ và cảm thấy tình huống của mình giống như đang ngồi trên quả bom nổ chậm vì cha mẹ có thể chia tay bất cứ khi nào. Do đó, chúng sẽ không cảm thấy an toàn vì cho rằng phụ huynh không thể bảo vệ chúng khi cần.
5. Trẻ bị căng thẳng và các vấn đề sức khỏe
Theo các nghiên cứu, những đứa trẻ sống trong gia đình mà cha mẹ không còn tình cảm với nhau thì sẽ dễ bị các vấn đề sức khỏe và tâm lý.
Các nhà tâm lý học cho rằng sự căng thẳng này có thể gây mất cân bằng hormone, tăng nhịp tim, rối loạn giấc ngủ và một số vấn đề tâm lý như trầm cảm.
6. Trẻ có thể cảm thấy có lỗi
Khi cha mẹ quyết định từ bỏ hạnh phúc bản thân để sống tiếp cùng nhau chỉ vì con thì chúng có thể cảm thấy có lỗi vì khiến cha mẹ phải gượng ép trong hôn nhân. Điều này có thể ảnh hưởng đến lòng tự trọng của trẻ nhỏ và nhiều hơn là những vấn đề về giấc ngủ và stress.
7. Trẻ không học cách giải quyết xung đột
Con cái phản ánh hành vi của cha mẹ. Nếu cha mẹ cố gắng sống trong hôn nhân không hạnh phục sẽ khiến con cái bị ảnh hưởng.
Trẻ sẽ học cách giữ im lặng, không thể hiện cảm xúc bản thân và không giải quyết các xung đột, khó khăn trong cuộc sống.
8. Trẻ không thể kiểm soát cuộc sống của mình
Sống trong gia đình mà cha mẹ luôn cố tỏ ra hạnh phúc một cách giả tạo sẽ khiến con thấy căng thẳng nhưng chúng lại không biết làm thế nào để tình hình trở nên tốt hơn.
Lâu dần, việc này ảnh hưởng tiêu cực đến lòng tự trọng và khả năng đưa ra quyết định trong tương lai của trẻ.
Nguồn https://www.msn.com