Tâm lý
   Cách từ chối đòi hỏi của trẻ
 

Trang Verywell Family khuyên phụ huynh nên đưa ra câu trả lời dứt khoát và giải thích ngắn gọn lý do tại sao không đáp ứng yêu cầu của trẻ.

Trả lời dứt khoát

Khi từ chối một đứa trẻ, người lớn nên đưa ra câu trả lời dứt khoát. Nếu phụ huynh ngập ngừng hoặc nói "có thể", trẻ sẽ tiếp tục đòi hỏi hoặc nghĩ bạn chỉ đang đùa. Trong một số trường hợp, bạn có thể nói "không phải lúc này" và hãy đưa ra một dấu mốc cụ thể chấp nhận đòi hỏi của trẻ.

Đưa ra lời giải thích ngắn gọn

Lời giải thích ngắn gọn sau khi từ chối sẽ giúp trẻ hiểu vấn đề. Hãy cố gắng dùng cách giải thích dễ hiểu nhất với con, tránh từ ngữ dài dòng. Ví dụ khi con đòi đi bơi, bạn từ chối và nói rằng không có áo phao con sẽ bị chìm. Khi trẻ hiểu ra vấn đề hoặc những nguy hiểm tiềm ẩn, những lần sau khi bạn không có mặt ở đó, trẻ cũng ý thức tránh xa để không gặp rủi ro.

Ảnh: Let grow

Kiên định

Cho dù trẻ có năn nỉ hay ăn vạ, bạn cũng không nên nhượng bộ. Thay đổi câu trả lời từ "không" thành "có" chỉ khiến lời nói của bạn không nhiều ý nghĩa đối với trẻ. Đòi được một lần thì sẽ có những lần sau, trẻ biết bạn có thể nhượng bộ.

Ngay cả khi trẻ nói những câu như "Nhưng tất cả bạn bè của con đều có" hoặc "Bố mẹ thật vô lý, con ghét bố mẹ", hãy trả lời "Bố mẹ yêu con, nhưng đó là quy tắc" và ngừng cuộc tranh cãi.

Chú ý đến cảm xúc và cách phản ứng của con

Nhiều trẻ sẽ la hét, quậy phá khi không được đáp ứng đòi hỏi. Khi đó, phụ huynh hãy đưa ra lời cảnh báo cần thiết, có thể là cất đồ chơi hoặc không cho con sử dụng máy tính trong một thời gian nhất định.

Cho con trải nghiệm những cảm xúc tiêu cực, thất vọng khi không được chiều theo nhu cầu cũng là một cách để trẻ thực hành cách xử lý cảm xúc của mình phù hợp với xã hội.

Hãy chắc chắn rằng bạn vẫn thường xuyên nói "Có"

Luôn từ chối các yêu cầu của con không phải là việc làm tốt và được khuyến khích. Điều quan trọng là bạn cho phép con làm và giải thích lợi ích của việc đó.

Việc nói "có" sẽ khiến bạn vất vả hơn khi phải giám sát và trông chừng trẻ, đôi khi là tốn nhiều tiền để mua món đồ chơi trẻ muốn. Nhưng một đứa trẻ luôn cần được trao cơ hội để khám phá và trải nghiệm cái mới. Phụ huynh không nên quá nghiêm khắc mà khiến con không được sống đúng với lứa tuổi.

Nguồn https://vnexpress.net

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Sáu kỹ năng xã hội quan trọng của trẻ (19/9)
 Đừng để sự cô đơn đến ngay từ lúc con còn là trẻ thơ (16/9)
 Dạy bé cách thoát khỏi lời dụ dỗ của kẻ xấu để tránh bị bắt cóc (14/9)
 Chuyên gia tâm lý nổi tiếng chỉ cách đơn giản sửa tật nói dối của con (10/9)
 Dạy kỹ năng cho trẻ: Tự phát, không kiểm soát (4/9)
 Con biến dạng tâm lý vì bị trách mắng nhiều (30/8)
 TP.HCM: Triển khai chương trình GD giới tính cho trẻ từ 3-5 tuổi (29/8)
 Nên dạy con kỹ năng gì khi đi thang cuốn để tránh tai nạn đáng tiếc? (28/8)
 Kỹ năng vào lớp 1 cần thiết cho bé (20/8)
 Những thói quen tốt của cha mẹ sẽ tác động tới con cái (19/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i