Giáo dục phát triển thẩm mĩ
I. Mục đích • Giúp học viên nắm được: • Những điểm mới trong lĩnh vực phát triển thẩm mĩ. • Mục tiêu, nội dung cuả lĩnh vực phát triển thẩm mĩ theo hướng tích hợp chủ đề. • Cách thức tổ chức hoạt động nghệ thuật theo hướng tích hợp chủ đề trong trường mầm non.
II. Nội dung 1. Mục tiêu • Hình thành và phát triển khả năng cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và trong các tác phẩm nghệ thuật. • Phát triển khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình). • Yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật.
2. Nội dung • Cảm nhận vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và nghệ thuật. • Thể hiện cảm xúc qua hoạt động âm nhạc, tạo hình. • Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật.
3. Các hoạt động
Hoạt động nghệ thuật âm nhạc, tạo hình được tiến hành với các hình thức:
• Hoạt động học có chủ định : - Để giúp trẻ bộc lộ và thể hiện cảm xúc vào các hoạt động nghệ thuật. Tùy thuộc vào khả năng cảm thụ và sự thể hiện của trẻ về âm nhạc, tạo hình. Cô lựa chọn hoạt động để tiến hành trên hoạt động học có chủ định theo các chủ đề. - Đối với HĐ âm nhạc, tùy thuộc vào độ tuổi, vào HĐ trọng tâm có thể chọn 2-3 dạng HĐ làm nội dung kết hợp: dạy hát, nghe nhạc, nghe hát, vận động theo nhạc, trò chơi âm nhạc. - Nội dung tích hợp theo chủ đề được tiến hành một cách nhẹ nhàng, không áp đặt, phù hợp nội dung hoạt động như: trò chuyện, bài thơ, câu đố, toán..
• Hoạt động ở mọi nơi, mọi lúc. - Ở các thời điểm thích hợp trong chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ. - Cô cho trẻ làm quen với các bài hát, bản nhạc, trò chơi âm nhạc, múa. - Cô cho trẻ xem các tác phẩm tạo hình, sản phẩm của cô và trẻ. - Tạo điều kiện để trẻ tự thể hiện cảm xúc qua vẽ, nặn, cắt, xé, dán, xếp hình ở các góc. - Cho trẻ tiếp xúc với vẻ đẹp thiên nhiên, để làm giàu cảm xúc, tích luỹ kinh nghiệm trong cuộc sống.
4. Tổ chức hoạt động
Tổ chức hoạt động âm nhạc • Dạy hát – Vận động theo nhạc. – Nghe nhạc, nghe hát. – Trò chơi âm nhạc. • Vận động theo nhạc – Nghe nhạc, nghe hát. – Trò chơi âm nhạc. • Nghe nhạc, nghe hát – Vận động theo nhạc – Trò chơi âm nhạc. – Hát • Sinh hoạt văn nghệ theo chủ đề – Các bài hát, điệu múa, trò chơi âm nhạc. - Các bài thơ, câu đố có liên quan đến chủ đề.
Tổ chức hoạt động tạo hình • Vẽ, nặn, cắt, xé, dán… theo mẫu. • Vẽ, nặn, cắt, xé, dán… theo đề tài. • Vẽ, nặn, cắt, xé, dán… theo ý thích
5. Một số gợi ý cách tiến hành các hoạt động nghệ thuật theo hướng tích hợp chủ đề Chủ đề Gia đình (4 - 5 tuổi)
Hoạt động 1:
Dạy vỗ tay theo tiết tấu chậm hoặc nhún, ký chân theo nhịp bài hát “ Cháu yêu bà” • Nội dung kết hợp: Nghe nhạc - nghe hát “Ru em” dân ca Xê Đăng. • Mục đích – Trẻ hát và vận động nhịp nhàng theo bài hát. – Lắng nghe cô hát, biết hưởng ứng cảm xúc cùng với cô. • Chuẩn bị – Các dụng cụ gõ: phách tre, trống lắc, chũm choẹ,... – Băng cát xét, búp bê. • Tiến hành: - Cô hát hoặc cho trẻ nghe băng cát xét bài “Ru em” dân ca Xê Đăng. Cô kết hợp làm điệu bộ, cử chỉ minh hoạ bài hát. Bài hát tình cảm, tha thiết. Cô giới thiệu ND, tính chất bài hát bằng câu thơ : “ Ru em, em ngủ cho ngoan Để cha lên dẫy, mẹ còn lên nương” - Cô hát lại cho trẻ nghe, hát ru cùng búp bê. Trẻ có thể hưởng ứng cảm xúc cùng cô như ru em, lắc lư. - Cô cho trẻ nghe bài hát : “Cháu yêu bà”. Cả lớp cùng hát lại bài hát. Sau đó cô cho trẻ vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu chậm đệm theo bài hát. Cách vỗ tay đệm như sau: - Bà ơi bà, cháu yêu bà lắm. - V v .v...ngh… v v v ...ngh: vỗ tay Ngh: nghỉ không vỗ tay - Cô khuyến khích trẻ hát kết hợp bước nhún, ký chân theo nhịp bài hát, tổ vỗ tay đệm theo, hoặc gõ đệm bằng các dụng cụ. Luân phiên giữa tổ và nhóm trẻ hát và vận động theo nhạc. - Ở các thời điểm thích hợp cô cho trẻ vẽ về bà. Ví dụ:cách tiến hành hoạt động ÂN theo hướng tích hợp chủ đề
Chủ đề Bản thân(3 -4 tuổi)
Hoạt động Dạy hát “ Khuôn mặt cười” • Nội dung kết hợp: Nghe nhạc - nghe hát “năm ngón tay ngoan” • Mục đích – Trẻ nhớ tên bài hát, hát đúng giai điệu, vận động theo nhạc thích thú, sáng tạo. – Cảm nhận được giai điệu vui tươi, rộn ràng của bài hát. – Nhận biết được một số sắc thái tình cảm (vui, buồn, cáu giận) • Chuẩn bị : - Một ngôi nhà bằng bìa, có các ô cửa sổ. hình các khuôn mặt với các sắc thái cảm xúc vui, buồn…, mũ, nơ , đĩa nhạc thu âm bài hát khuôn mặt cười. Ví dụ:cách tiến hành hoạt động ÂN theo hướng tích hợp chủ đề • Tiến hành: -. Dạy hát: Khuôn mặt cười. -. Cho trẻ chơi trò chơi: “hãy làm theo cô”. Trẻ làm động tác theo yêu cầu của cô (đưa tay lên cao, giấu tay, đặt tay lên vai bạn…; bước nhẹ, bước nhanh, chậm…). Trò chơi đoán hình: Khuôn mặt cười vui, khuôn mặt buồn. Cô miêu tả và thể hiện, trẻ đoán hình. - . Dạy hát- Bật đàn cho trẻ nghe bài hát và hỏi trẻ: tên bài hát này là gì? - Cô hát lần 1 và đệm đàn - Cô hát lần 2 và đệm đàn. - Trẻ hát cùng cô: Cả lớp hát. - Từng tốp bạn trai, bạn gái.—trẻ tự vận động theo cảm xúc. - Tốp hát, tốp phụ hoạ. - Cả lớp hát và vận động theo cảm xúc. - Nghe hát: 5 ngón tay ngoan.
Hoạt động 2 Nặn lọ hoa tặng mẹ
• Mục đích – Trẻ biết nặn hai phần khác nhau ở trên một vật (làm lõm, phình) thành lọ hoa để cắm hoa. –Trẻ biết trò chuyện cùng các bạn •Chuẩn bị – Một vài lọ hoa thật, tranh, ảnh có lọ hoa; một ít hoa giấy, hoa thật... – Đất sét hoặc đất nặn, bảng con cho trẻ • Tiến hành – GV trò chuyện cùng trẻ ngày lễ, ngày tết gia đình có cắm hoa không; Cắm loại hoa gì…. GV nêu tình huống lớp có nhiều hoa mà chưa biết cắm vào đâu. Cho trẻ suy nghĩ và đưa ra các “phương án” của mình và GV sẽ chọn phương án “Nặn lọ hoa” . – Cho trẻ quan sát và sờ mó các lọ hoa thật; trẻ nêu nhận xét về hình dạng, thân, đáy và miệng lọ... – Cô nặn mẫu: Xoay tròn viên đất, dùng các ngón tay bóp thắt miệng, dỗ bẹt đáy. Khuyến khích trẻ sáng tạo bằng cách gợi ý trẻ vẽ thêm vào lọ cho đẹp; hoặc cháu định cắm hoa gì vào lọ.... – Cho trẻ đem phơi các lọ hoa những ngày sau dùng để chơi đồ hàng
Hoạt động 3 Cắt và dán hàng rào nhà bé • Mục đích – Dạy trẻ cắt những dải đều nhau, phết hồ vào mặt trái hình để dán. – Trẻ biết trò chuyện cùng các bạn • Chuẩn bị – Giấy màu, giấy hoạ báo, giấy báo.... – Hồ kéo. • Tiến hành – Trò chuyện và hỏi nhà trẻ nào có hàng rào; Vì sao nhà phải có hàng rào. – Cho trẻ quan sát hàng rào khi đi dạo hoặc quan sát qua tranh, ảnh. Lưu ý trẻ các then rào được xếp thẳng đều nhau. – Cô cắt mẫu, phết hồ, dán. – Khuyến khích trẻ sáng tạo bằng cách nêu các câu hỏi gợi ý. Ví dụ: Hàng rào nhà cháu màu gì? Hàng rào có hoa, có cỏ không? Cháu có thích vẽ thêm gì để bức tranh đẹp hơn không?...
Hoạt động 4 Xếp nhà hai tầng
• Mục đích – Trẻ biết lựa chọn nguyên vật liệu phù hợp để xây dựng công trình cho bền vững. – Trẻ biết sử dụng các kĩ năng xếp kề, xếp cách, xếp cạnh nhau các khối gỗ để “xây dựng ngôi” nhà 2 tầng. • Chuẩn bị – Mỗi trẻ: 4 khối gỗ vuông, 11 khối chữ nhật, 2 khối lăng trụ. Các vật liệu khác để trẻ xây các “sản phẩm” theo ý muốn. Búp bê, ôtô. – Chiếc túi kì diệu, trong đựng một số đồ dùng gia đình
• Tiến hành: Trẻ quan sát 1 số ngôi nhà hai, 3 tầng... cạnh trường (hoặc xem tranh vẽ). Cô cùng trẻ xác định: nhà 1 tầng, 2 tầng... đều có mái nhà, cửa sổ, cửa ra vào... Hình dáng chung của ngôi nhà: ngôi nhà là một hình khối chữ nhật hoặc hình khối vuông; được đặt thẳng hoặc nằm ngang. Sau đó cho trẻ gọi hình dáng, màu sắc của các phần chính và phần phụ của công trình, mối liên hệ đơn giản và tỉ lệ kích thước gữa các phần với nhau. Cho trẻ kể về ngôi nhà của mình. - Cô hướng dẫn cách xếp ngôi nhà • Hướng dẫn trẻ chọn các nguyên vật liệu để xếp. Trong quá trình trẻ xếp, cô khuyến khích trẻ thể hiện được sáng tạo của mình vào trong sản phẩm. Giúp đỡ trẻ nào còn lúng túng và khó khăn. - Sau khi trẻ xếp xong. Cô hướng dẫn cho trẻ biết cách nhận xét “sản phẩm” nào đẹp và có sáng tạo.
Nhiệm vụ của giáo viên - Tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc với cái đẹp của môi trường thiên nhiên, xã hội xung quanh và các tác phẩm nghệ thuật. - Chuẩn bị các loại đồ đùng, vật liệu, nhạc cụ, trang phục nghệ thuật đa dạng để trẻ sử dụng trong các hoạt động tạo hình, âm nhạc. - Tìm hiểu sở thích, khả năng cảm nhận nghệ thuật của trẻ để tổ chức hoạt động nghệ thuật phù hợp. - Bồi dưỡng cho trẻ khả năng bộc lộ cảm xúc, dạy những kĩ năng thể hiện qua các loại hình hoạt động nghệ thuật: ca hát, nhảy múa , vẽ, nặn, cắt xé dán, xếp hình - Động viên, khuyến khích trẻ phát huy tính tích cực, sáng tạo trong quá trình tham gia vào hoạt động nghệ thuật.
|