Giáo dục trẻ
   Con đòi trả thù bạn vì bị bắt nạt, câu trả lời của bà mẹ khiến ai cũng ngỡ ngàng
 

 

Cả quãng đời thơ ấu của con, rất khó tránh một đôi lần con bị bạn bắt nạt. Lúc này, cha mẹ phải thật thông minh và khéo léo tìm cách giải quyết.

 


Cậu bé Minh Minh 6 tuổi (ở Trung Quốc) có tính cách vô cùng, hiếu động, nghịch ngợm. Thế nhưng hôm đó khi được mẹ đón sau giờ tan học, cậu bé ngồi yên lặng trên ghế và không nói lời nào. Mẹ của Minh Minh cảm thấy con khác thường và liền hỏi xem chuyện gì đã xảy ra với con.

Minh Minh Không chịu nói nhưng mẹ cậu bé vẫn cứ gặng hỏi vài lần thì em òa khóc và kể lại rằng mình vô tình va vào bạn cùng lớp. Cậu đã xin lỗi rồi nhưng vẫn bị bạn ấy và một bạn khác nữa đánh.

 

 

Minh Minh đã bị bạn bắt nạt ở trường. Ảnh minh họa.

 

Sau khi nghe chuyện, mẹ của Minh Minh đã liền hỏi ý kiến con có muốn làm gì không. Cậu bé ngay lập tức trả lời "Con không thể đánh lại hai người, vì vậy con muốn mạnh hơn. Có con dao ở nhà không? Con muốn ngày mai mang đến lớp".

Mẹ Minh Minh hoảng hồn nhưng cô bình tĩnh suy nghĩ một lát rồi nói với con trai "Đợi đã, mẹ sẽ gói một chiếc chăn nhỏ cho con". Minh Minh nghe mẹ nói vậy, vô cùng ngạc nhiên. Cậu bé đã hỏi mẹ tại sao lại lấy chăn nhỏ, cậu cần con dao.

Người mẹ trẻ nói với Minh Minh "Con trai, nếu con làm tổn thương người khác, con sẽ phải vào tù. Khi mẹ không thể chăm sóc con, con cần chuẩn bị một chiếc chăn nhỏ cho mình". Nghe vậy, cậu con trai 6 tuổi của cô đã vội vàng kêu lên: "Mẹ ơi, con không lấy dao nữa, con không muốn đi tù".

Vẫn chưa thể yên tâm với con mình và cho rằng cách giải quyết vừa rồi của cô chỉ là tạm thời, tạm thời để con không nghĩ đến chuyện sẽ làm tổn thương người khác. Nhưng nếu con vẫn bị bạn bè bắt nạt ở trường thì sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của con. Vì thế, cô tiếp tục gửi một tin nhắn đến nhóm phụ huynh trong lớp Minh Minh.


"Hôm nay, con tôi và hai đứa trẻ đánh nhau. Tất nhiên là con tôi thua. Nó rất tức giận định hành động trả thù nhưng tôi đã ngăn lại. Tôi muốn gặp hai bạn đã đánh con trai tôi để xem họ đã làm gì? Các cha mẹ à! Tôi không biết mình có làm đúng không?".

Sau khi tin nhắn kịp thời và khéo léo này được gửi đi thì phụ huynh của hai đứa trẻ đánh Minh Minh đã được ba mẹ chủ động tìm đến và xin lỗi mẹ con Minh Minh. Mâu thuẫn giữa những đứa trẻ được giải quyết một cách nhẹ nhàng và đơn giản. Thậm chí, giáo viên chủ nhiệm của bọn trẻ còn khen ngợi cách xử lý tình huống khéo léo của người mẹ.

Những điều mẹ nên làm và dạy con khi bé bị bắt nạt ở trường học

Cả quãng đời thơ ấu của con, rất khó tránh một đôi lần con bị bạn bắt nạt. Lúc này, cha mẹ phải thật thông minh và khéo léo tìm cách giải quyết để êm đẹp cả hai bên.

Lắng nghe con

Nghiên cứu về gia đình Việt Nam năm 2006 do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cùng các tổ chức khác tiến hành cũng chỉ ra, chỉ 26,9% trẻ vị thành niên tâm sự với mẹ, 12,4% với anh chị và 2,6% với bố.

Với tỉ lệ phần trăm rất ít tâm sự với cha mẹ như vậy cho nên các vụ bạo hành học đường ngày càng nhiều hơn. Do đó, cha mẹ hay đóng vai trò là người bạn của con, nói chuyện tâm tình với con và tìm hiểu kỹ tình huống xảy ra. Việc lắng nghe con nói chuyện là điều rất quan trọng để con cảm thấy tin tưởng vào bạn. Nếu con là nguồn cơn của vấn đề bắt nạt thì phụ huynh phải giảng giải để bé thấy cái sai của mình và tự sửa chữa.

Không chỉ với những trường hợp con đã bị bắt nạt rồi. Ngay cả khi trẻ không gặp phải những nguy cơ bị bắt nạt thì phụ huynh cũng hãy là những bậc cha mẹ tâm lý và gần gũi con bằng cách trở thành người con tin tưởng nhất và luôn kể mọi chuyện với bạn đầu tiên. Phụ huynh sẽ kịp thời phát hiện tình trạng bị bắt nạt học đường và có biện pháp xử lý còn hơn là trẻ im lặng không dám nói với cha mẹ và mang tâm lý lo sợ suốt đời.

Dạy con kết bạn

Theo nghiên cứu, trẻ em không có bạn bè thường là đối tượng bị tẩy chay và bắt nạt nhiều nhất. Vì vậy, cha mẹ hãy dạy con cách kết giao bạn bè. Nếu trẻ đi theo một nhóm đông bạn bè thì nguy cơ bị bắt nạt sẽ thấp hơn và trẻ cũng sẽ hòa đồng, vui vẻ hơn.

Với những trẻ tiểu học thì cha mẹ nên khuyến khích con chia sẻ những gì con có với bạn bè, đó là cách kết bạn dễ dàng nhất. Thông qua các mối quan hệ bạn bè của con thì ba mẹ cũng có thể hiểu được con hơn. Một cách đơn giản để bé tự nhiên kết bạn là khi về nhà, cha mẹ hãy dành thời gian để hỏi con về những bạn trong lớp và khuyến khích bé kể lại những chuyện ở lớp học. Con sẽ được hình thành thói quen trò chuyện, tìm hiểu về những người gần gũi với mình.

Dạy con tự giải quyết vấn đề

Mẹ của Minh Minh đã có cách xử lý vô cùng khéo léo khi hỏi con muốn làm thế nào trong tình huống chính con mình bị bắt nạt. Cách làm này vừa thể hiện được sự quan tâm và tôn trọng đối với suy nghĩ và cách giải quyết riêng của trẻ. Hơn nữa, cũng giúp mẹ hiểu được tâm tư của đứa trẻ đang nghĩ gì và mức độ tâm lý của trẻ khi bị bạn bắt nạt như thế nào.

 

 

Nếu trong khả năng hãy để trẻ đưa ra giải pháp của mình. Ảnh minh họa

 

Nếu như con nêu biện pháp xử lý hơi quá tay, có phần tiêu cực và bạo lực thì mẹ cũng không nên phản ứng thái quá, cấm này cấm nọ hay dọa nạt trẻ. Sự can thiệp của người lớn có thể khiến mọi chuyện trở nên căng thẳng và tồi tệ hơn. Nếu cách giải quyết của con chưa hợp lý thì mẹ hãy gợi ý cho con cách giải quyết khác.

Điều quan trọng cần làm là ủng hộ con, sát cánh cùng con, lắng nghe con chia sẻ, tâm sự hàng ngày. Nếu con tự giải quyết ổn thỏa vấn đề, cha mẹ cần có lời ca ngợi, động viên, khích lệ kịp thời để con thấy con chẳng hề kém cỏi, chẳng ai bắt nạt được con.

Liên hệ với gia đình, nhà trường

Các bậc phụ huynh nên thường xuyên hỏi han bé, liên lạc với thầy cô ở trường để phát hiện kịp thời khi có tình trạng bắt nạt xảy ra.

Nếu sự việc không thể giải quyết, cha mẹ cần có biện pháp mạnh hơn như gặp trực tiếp bạn bắt nạt con mình, trao đổi với nhà trường hoặc cần thiết hơn là gặp gỡ phụ huynh của những trẻ hay đi bắt nạt người khác.

Trong trường hợp của bé Minh Minh ở trên thì người mẹ đã làm hoàn toàn đúng khi cô nhận thức rõ được trong lòng con mình đã nhen nhúm sự ghét bỏ đến tột cùng với người bạn kia.

Nếu chỉ giáo dục từ một phía vẫn chưa đủ, cha mẹ nên kết hợp cùng với nhau để nuôi dạy những đứa con thật tốt và để các con có thể làm bạn trong hòa bình.

 

Nguồn Khampha

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Các nhà tâm lý học chỉ ra 7 sai lầm lớn nhất trong cách nuôi dạy con cái sẽ phá hủy sự tự tin và lòng tự trọng của trẻ: Phụ huynh cần điều chỉnh để không nuối tiếc! (10/9)
 8 gợi ý giúp cha mẹ tạo động lực học cho trẻ (10/9)
 Mẹ Nhật Nam: "Đừng để con cảm thấy việc viết bài bằng tay trái là một lỗi lầm" (10/9)
 5 tác hại không tưởng khi trẻ bị cha mẹ trừng phạt thân thể (4/9)
 Mẹ Nhật Nam chỉ rõ 8 hiểu lầm cha mẹ hay mắc trong dạy con trước khi vào lớp 1 (28/8)
 Thói quen sai lầm cha mẹ vẫn dạy con nhưng không biết mối nguy hại phía sau (22/8)
 Đánh vào mông con: Sai lầm kinh điển khi nóng giận khiến nhiều cha mẹ ôm hận (22/8)
 Cách nào để ngưng tật nói leo của trẻ? (15/8)
 Mẹo giúp trẻ ham thích tiếng Anh (15/8)
 Bộ Giáo dục lên tiếng sau vụ học sinh lớp 1 tử vong: Không có khái niệm trường quốc tế vì vậy tên gọi nhà trường chưa nói lên tất cả! (12/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i