Giáo dục trẻ
   Mẹ Nhật Nam chỉ rõ 8 hiểu lầm cha mẹ hay mắc trong dạy con trước khi vào lớp 1
 

 

Mẹ vẫn nên dạy con đánh vần, nhận mặt chữ cái, con số, làm vài phép tính đơn giản... Nhưng trong quá trình hướng dẫn, phụ huynh thường có những nhầm lẫn.

 


Chị Phan Hồ Điệp hiện đang là giảng viên khoa Giáo dục đặc biệt, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Chị được biết đến nhiều hơn với danh xưng quen thuộc - mẹ của thần đồng Đỗ Nhật Nam.

Bằng kinh nghiệm của giảng viên sư phạm và tình yêu thương con vô tận, chị Phan Hồ Điệp đã có những bài học hữu ích, đầy giá trị cho cậu con trai Đỗ Nhật Nam. Không chỉ vậy, chị còn rất quan tâm đến các hoạt động xã hội, đặc biệt là việc giáo dục trẻ nhỏ, trở thành điểm tựa kiến thức nuôi dạy trẻ cho nhiều phụ huynh có con nhỏ trong độ tuổi đi học.

 

 

Mẹ Đỗ Nhật Nam - chị Phan Hồ Điệp.

 

Có con trong độ tuổi bước vào lớp 1, nhiều cha mẹ thường háo hức dạy con nhiều điều, thế nhưng lại hay bị nhầm lẫn. Điều này đã được chị Phan Hồ Điệp nhận thấy. Dưới đây là chia sẻ của mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam về những kiến thức cơ bản cha nên dạy cho con vào lớp 1 và những hiểu lầm thường gặp đó.

 


Với môn tiếng Việt, trong cả năm học lớp 1, các con sẽ học những điều chủ yếu sau:

 

- Về đọc

Con biết đọc đúng âm, vần, tiếng, từ, câu (có thể đọc chưa thật đúng một số tiếng có vần khó, ít dùng).

Đọc đúng và rõ ràng đoạn văn hoặc văn bản ngắn. Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy, dấu kết thúc câu hay ở chỗ kết thúc dòng thơ.

Trả lời được những câu hỏi đơn giản liên quan đến chi tiết, nội dung quan trọng của bài đọc. Có thể nêu được nhân vật yêu thích và giải thích vì sao.

Biết "đọc" một số tín hiệu và cho biết các ý nghĩa của các tín hiệu đó (ví dụ biển đường một chiều/ biển nhà vệ sinh nữ, nam).

- Về viết

Viết đúng chữ thường cỡ vừa, cỡ nhỏ và viết đúng chữ in hoa. Viết liền mạch các chữ cái trong vần và tiếng. Viết đúng chữ số (từ 0 đến 9) cỡ lớn và cỡ vừa. Viết đúng quy tắc các chữ có tiếng mở đầu bằng c, k, q, g, gh, ng, ngh.

Viết đúng chính tả đoạn thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 30 - 35 chữ theo các hình thức nhìn - viết (tập chép), nghe - viết, tốc độ viết khoảng 30 - 35 chữ/15 phút, không mắc quá 5 lỗi.

Biết viết đoạn văn ngắn bằng cách điền vào chỗ trống hoặc trả lời câu hỏi, ví dụ đoạn văn giới thiệu về bản thân, nói về ngoại hình một nhân vật...

- Về giao tiếp

Hết lớp 1, con sẽ biết nói và đáp lại lời chào hỏi, chia tay, cảm ơn, xin lỗi phù hợp với đối tượng người nghe. Bé biết giới thiệu ngắn về bản thân, gia đình, đồ chơi dựa trên gợi ý; biết kể lại một đoạn chuyện đơn giản đã được nghe (dựa vào các tranh minh hoạ và lời gợi ý dưới tranh); biết đặt một vài câu hỏi để hỏi lại những điều chưa rõ.

Bé nghe hiểu và thực hiện theo các thông báo, hướng dẫn, yêu cầu, nội quy trong lớp học; biết trao đổi trong nhóm để chia sẻ những thông tin đơn giản.

 

 

Ảnh minh họa

 

Bố mẹ có thể dạy bé

1. Sửa tư thế ngồi đọc, ngồi viết. Tư thế ngồi viết và cầm bút đúng cách, mọi người có thể tìm hiểu trên mạng nhưng theo mình, đừng lúc nào cũng nhắc "ngồi thẳng lưng lên", hãy để cho con cái gối êm sau lưng ghế như thế cũng giúp con ngồi thẳng một cách tự nhiên.

2. Tạo cho con có thói quen ngồi vào bàn học. Mình cũng không nghĩ lớp 1 lúc về nhà chỉ chơi là tốt, nên có ít nhất 10-15 phút để con học bài. Nếu cô không giao bài về nhà, bố mẹ có thể cùng con đọc lại chữ cái, từ, đoạn văn, câu chuyện trong sách giáo khoa, làm một bài toán vui, luyện viết vần khó... Nhưng mình cũng cực lực phản đối việc cô giao cho quá nhiều bài luyện viết (rất nhiều cô cho đến cả trang hoặc 10 dòng) và thông thường là càng luyện chữ bé càng xấu vì mệt quá rồi.

3. Những ngày đầu đi học, con thường hay quên, hay mất đồ dùng. Bố mẹ đừng quá căng thẳng việc này. Hãy giúp con có thói quen soạn sách vở, đồ dùng vào buổi tối. Nên giao cho bé tự quản lý một "gia tài" gồm 3 cái bút chẳng hạn, bé sẽ ý thức hơn.

4. Đừng sốt ruột nếu con viết bẩn, viết xấu, làm tính sai. Nguy hiểm nhất là khiến con có cảm giác rằng mình đầy khiếm khuyết. Hãy để con hiểu, con làm sai, làm xấu mình có thể sửa và bố mẹ luôn yêu con, vui với việc học của con, rất nhiều.

5. Hãy chia tay con buổi sáng thật vui vẻ, đừng tỏ ra quyến luyến, bịn rịn. Hãy để con nghĩ mình thật là "oách" khi đi học và khi đón con, thật âu yếm, thật quan tâm đến một ngày học của con, bạn nhé. Những điều này chẳng tốn tiền mà lại rất rất có lợi cho sự phát triển của con.

6. Và bạn nhớ tiếp tục duy trì thói quen đọc sách cho con. Lúc này hãy tận dụng niềm vui vì được khám phá các con chữ của bé để giờ đọc sách vui hơn. Ví dụ đọc đến "con dế mèn" thì thi tìm tiếng có vần "en" hoặc thậm chí làm bài thơ về vần "en" chẳng hạn: Tôi thổi kèn/ Con sâu chui ra khỏi kén/ Còn bố tôi thì ho hen...

Những điều bố mẹ có con vào lớp 1 thường hay nhầm lẫn

Phản đối cho con đọc và viết trước không có nghĩa là bạn bỏ mặc con. Cha mẹ vẫn nên dạy con đánh vần, nhận mặt chữ cái, con số, làm vài phép tính đơn giản... Nhưng trong quá trình hướng dẫn, bố mẹ thường có những nhầm lẫn. Bạn chú ý những điều sau nhé:

1. Đọc bảng chữ cái theo tên chữ mà không phải theo tên âm, ví dụ bạn dạy con đọc là a, bê, xê, dê, đê...

Sửa lại: Đọc là: a, bờ, cờ, dờ... Với những trường hợp c, k, q thì đọc là cờ, ka, cu. Nhưng riêng q vì kết hợp chặt với u nên thường dạy chung thành một tổ hợp qu, đọc là "quờ". G (gờ) và I tạo thành tổ hợp gi (giờ).

2. Đánh vần theo kiểu cũ, ví dụ tiếng "thành" đánh vần là t-h a- nờ- anh huyền thành.

Sửa lại: a- nh- anh- thờ- anh- thanh- huyền- thành ( đánh vần phần vần trước sau đó ghép với âm đầu, thanh rồi tạo thành tiếng).

me nhat nam chi ro 8 hieu lam cha me hay mac trong day con truoc khi vao lop 1 - 5

Ảnh minh họa

3. Lẫn lộn khái niệm

Chữ khác với chữ cái, ví dụ chữ "thơ" có ba chữ cái là t, h, ơ và 2 âm là âm th và âm ơ. Như vậy, âm có thể do 1 chữ cái hoặc có âm có 2, 3 chữ cái, ví dụ âm th, tr, gi, nh, ngh...

Khi một chữ được đọc lên thì gọi là tiếng. Nên khi chỉ vào chữ thì có thể nói: Đây là chữ "thành". Còn khi đọc thì nói: Mẹ đọc tiếng "thành".

4. Luyện cho bé tập tô các nét cũng được (nếu các bé thích), nhưng các bố mẹ cũng cố gắng đọc đúng tên nét:

Nét hất, nét móc ngược, nét móc xuôi, nét xổ thẳng, nét cong kín, nét cong hở... Có thể bạn chưa cần dạy bé tên các nét này nhưng mỗi khi con tô, bạn nhắc: Con tô cho mẹ nét móc chẳng hạn thì cũng giúp bé dễ làm quen khi vào lớp 1.

5. Nếu đã thực sự tô chữ thì chỉ tô ít (đừng tham tô nhiều vì sẽ làm bé chán việc học). Nhưng khi đã tô một chữ thì nhất định phải hướng dẫn bé liền tay, đừng tô rồi dừng lại giữa một con chữ sẽ tạo thành thói quen xấu, cô giáo sẽ rất khó sửa.

6. Đừng cho con dùng bút mực ngay khi mới tập tô, tập viết: Vào lớp 1, đến hết học kì I cô giáo mới cho dùng bút mực nên bố mẹ hãy giữ cho con cảm xúc vì được dùng một một dụng cụ viết "rất đặc biệt", ban đầu cứ để con dùng bút chì thôi.

7. Đừng cho con tập tô, tập viết trên các cuốn vở không có dòng kẻ hoặc không phải dòng kẻ có 5 li. Vào lớp 1, các con sẽ viết trên vở có dòng kẻ 5 li, các con sẽ học khái niệm về đường kẻ ngang trên, ngang dưới... vì thế nếu dùng không thống nhất sẽ làm các bé bối rối.

8. Khi đọc cho con, các bạn không cần cố gắng đọc cong lưỡi ở những chữ có phụ âm đầu là gi, tr, s, r trừ trường hợp các bạn ở vùng phương ngữ vốn đã phát âm như vậy. Việc cố gắng cong lưỡi sẽ làm bé cảm thấy khó đọc khi đọc thành tiếng, đọc thiếu tự nhiên. Nên bạn cứ đọc bình thường (như cách đọc của phát thanh viên người Hà Nội).

Chị Điệp nhấn mạnh, việc giáo dục con ngay từ khi đánh vần từng chữ cái, hay đếm từng con số như thế nào là cực kỳ quan trọng. Đó là công việc không phải ngày một ngày hai, mà cần có thời gian để con có thể tiếp thu, lĩnh hội.

Không ít cha mẹ sẽ cảm thấy ngao ngán, mệt mỏi khi dạy con mới vào lớp 1. Tuy nhiên, chị Điệp nhắn nhủ, cha mẹ đừng quá lo lắng, những điều này sẽ được các bé học tự nhiên trong suốt cả năm lớp 1. Và mục đích cuối cùng của giáo dục không phải để khiến cho các phụ huynh có khả năng sư phạm như một giáo viên. Cha mẹ có thể mắc lỗi, các con cũng sẽ biết và dần tự khắc phục.

Các con sẽ chỉ khó tha thứ nếu cha mẹ mắc lỗi: Ép uổng con, bắt con phải học cho bằng bạn bằng bè, làm cho con vừa học vừa mếu máo sợ hãi. Nhưng cha mẹ cũng nên nhớ: Bỏ mặc con hoặc tặc lưỡi: "Lớp 1 dễ ợt đấy mà, học kiểu gì chả được..." cũng là lỗi đó!

 

Nguồn Eva

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Thói quen sai lầm cha mẹ vẫn dạy con nhưng không biết mối nguy hại phía sau (22/8)
 Đánh vào mông con: Sai lầm kinh điển khi nóng giận khiến nhiều cha mẹ ôm hận (22/8)
 Cách nào để ngưng tật nói leo của trẻ? (15/8)
 Mẹo giúp trẻ ham thích tiếng Anh (15/8)
 Bộ Giáo dục lên tiếng sau vụ học sinh lớp 1 tử vong: Không có khái niệm trường quốc tế vì vậy tên gọi nhà trường chưa nói lên tất cả! (12/8)
 Bà mẹ chi tới gần 50 triệu đồng để dạy kèm cho con trai 4 tuổi và câu chuyện có nên giáo dục sớm hay không? (12/8)
 Cách giúp trẻ phát triển năng khiếu đặc biệt (8/8)
 Những kỹ năng trẻ cần được dạy nếu bị mắc kẹt trong ôtô (8/8)
 Cách giúp trẻ loại bỏ cảm xúc đố kỵ (5/8)
 3 việc cần bỏ ngay nếu không muốn hại con: Việc thứ 2 nhiều bố mẹ và trẻ nhỏ đều mắc (5/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i