Tăng động giảm chú ý (ADHD)
   Chăm sóc trẻ hiếu động
 

Chăm sóc hàng ngày

Khi đã ở trong trạng thái rối loạn này, trẻ thuờng có những mặc cảm về bản thân mình, mình là đứa bé chẳng được ai yêu…tất cả những gì bé phải trải qua trong quá trình giao tiếp với người khác dễ đẩy bé đến trạng thái thu mình, dần dà những ý niệm về bản thân của bé sẽ bị chuyển về chiều hướng tiêu cực. Trong khi đó gia đình cha mẹ thì lại quá mệt mỏi và căng thẳng, dẫn đến việc có thể có những sự cáu giận ngoài mong muốn với trẻ, tất cả những điều này đẩy trẻ và cả gia đình vào vòng luẩn quẩn. Sự bình tĩnh chấp nhận để tìm ra lối hành xử đúng là thái độ lý tưởng cần có của cha mẹ và những người thân, bạn hãy làm cho trẻ cảm thấy tình yêu thương của bạn.

Trẻ hiếu động đặc biệt cần một sự đều đặn trong sinh hoạt hàng ngày như người chăm sóc, giờ giấc ăn ngủ… Nếu có điều kiện, cha mẹ nên chỉ để cho bé đến trường MG nửa ngày, nửa ngày còn lại nên để dành cho những giáo dục cá nhân tại gia đình.

Tránh môi trường quá ồn ào, tránh nói quá to với bé, tránh quát tháo ầm ĩ làm cho bé sợ, tránh sự kích động của những trò chơi, phim ảnh mang tính chất bạo lực hoặc có thể có tác động quá mạnh với bé, tránh để bé xem tivi hoặc tiếp xúc nhiều với máy tính.

Tránh việc giáo dục mang tính chất tập thể, mỗi người nói một câu, khi nào nói với bé cũng chỉ nên một người nói.

Chú trọng việc giao tiếp mắt – mắt, có nghĩa là khi bạn cần nói với bé điều gì, tốt nhất là đến trước mặt bé, bạn có thể cúi xuống hoặc đặt bé lên cao để bạn có thể nhìn thẳng được vào mắt bé, nói nhẹ nhàng và rõ ràng, nên sử dụng câu ngắn và dễ nhớ, bạn có thể yêu cầu bé nhắc lại để xem bé đã thực sự hiểu điều bạn nói chưa.

Khi bé trở nên quá hiếu động, không nghe lời bạn nói, bạn nên ôm bé vào lòng, vuốt nhẹ dọc sống lưng bé, chờ bé vượt qua cơn kích động rồi hãy nói chuyện với bé.

Trước khi ngủ nên tập cho bé thư giãn nhẹ nhẹ, xoa người cho bé, đặc biệt là dọc hai bên lưng để giúp bé ngủ say và sâu hơn.

Đồ chơi và trò chơi, cần tránh những trò chơi mang tính chất kích động, cha mẹ nên sắp xếp để bé có một góc chơi riêng yên tĩnh trong nhà, dù là rất nhỏ. Còn nếu có điều kiện, bạn nên cho bé một phòng rộng rãi để ngoài chơi bé có thể chạy nhảy một chút mà không làm phiền đến các thành viên khác trong nhà.

Bố trí nhà cửa cũng nên thận trọng, trẻ háu động hay tò mò, xem xét, nghịch và ít làm chủ được bản thân, vì vậy nên cất hết những đồ có thể gây nguy hiểm cho bé 

Nguồn: tamlytreem.com

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Hướng chữa trị (10/7)
 Hiếu động kém tập trung (10/7)
 Chế độ ăn kiêng cho trẻ tăng động (15/2)
 Mối liên kết tự kỷ - ADHD (23/11)
 Tác dụng phụ của Omega-3 (23/11)
 Các ảnh hưởng tiêu cực & cách giúp trẻ ADHD (12/10)
 Thiếu chú ý, hiếu động (ADHD) & các vấn đề liên quan (12/10)
 Nghĩ gì- làm gì khi con thuộc diện đặc biệt (12/10)
 Các nguyên tắc chăm sóc trẻ hiếu động (21/9)
 Tìm hiểu về trẻ hiếu động (6/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i