Tăng động giảm chú ý (ADHD)
   Thiếu chú ý, hiếu động (ADHD) & các vấn đề liên quan
 

Làm sao biết con mình có Rối loạn Thiếu chú ý, hiếu động (ADHD)

Phần lớn các bệnh viện trên thế giới dùng các tiêu chuẩn của Viện Nhi Hoa Kỳ để xác định trẻ có Rối loạn Thiếu chú ý hiếu động (ADHD) hay không. Để đánh giá trẻ có ADHD, người ta phải xác định được các yếu tố trong cả 3 lĩnh vực sau:

(1) Sự thiếu chú ý không đúng độ tuổi (tức là ở tuổi này thì không nên có các hành động thiếu chú ý như vậy nữa, ví dụ như có các hành động sau

- Thường mắc các lỗi do thiếu chú ý, không cẩn thận hoặc làm việc không tới nơi tới chốn, thiếu tính chi tiết
- Lo ra, không có khả năng duy trì tập trung khi học bài, làm bài tập hay khi chơi đùa
- Không có kỹ năng lắng nghe, theo dõi người khác nói
- Không có kỹ năng tổ chức, sắp xếp gọn ghẽ
- Không làm theo được các lời chỉ dẫn
- Không thể hoàn tất các công việc được giao hay bài tập cô giáo giao
- Hay tránh làm các công việc đòi hỏi phải tập trung lâu, ví dụ như làm bài tập hay đọc sách
- Hay làm mất học cụ, vật dụng cá nhân
- Dễ dàng bị các tác động ngoài làm mất tập trung, ví dụ như tiếng nhạc, tiếng nói hay tiếng ồn chung quanh
- Hay quên

(2) Bốc đồng, Vội vã

- Buột miệng trả lời trước khi người đối diện hỏi xong câu hỏi
- Không thể đợi đến lượt mình trong các trò chơi luân phiên hoặc các hoạt động có tính cách luân phiên
- Thường cắt lời, cắt phiên người khác và muốn gây hấn
- Bộc phát về cảm xúc không đúng với tuổi của mình
- Không biết chịu đựng, hay cáu gắt

(3) Hiếu động

- Không thể ngồi yên một chỗ
- Luôn chạy, nhảy, di chuyển
- Nói liên miên
- Không thể chơi các trò chơi cần sự im lặng

Nếu nhìn danh sách trên, hẳn phần lớn chúng ta đều có một vài biểu hiện .Do vậy để định xem trẻ có ADHD hay không, người ta xem trẻ có đủ tất cả các yếu tố sau đây hay không:

a) Có ít nhất 6 triệu chứng liệt kê trong phần (1) ở trên
b) Có thêm 6 triệu chứng từ phần (2) hoặc (3)
c) Các triệu chứng phải xảy ra liên tiếp trong 6 tháng
d) Một vài triệu chứng phải xảy ra trước khi trẻ 7 tuổi
e) Các triệu chứng trên phải xảy ra ở 2 nơi khác nhau như tại nhà và tại trường
f) Các triệu chứng xảy ra phải gây ảnh hưởng nặng nề tới việc học và hòa nhập trong xã hội

Đôi khi người ta còn thử máu, chụp quang tuyến, chụp hình não, chụp điện não để loại trừ các vấn đề y khoa khác trước khi quyết định trẻ có ADHD. Xin chú ý rằng tất cả trẻ em, tại một thời điểm nào đó trong đời, sẽ có một vài các triệu chứng kể trên. Tuy nhiên các trẻ có ADHD điển hình bị ảnh hưởng từ các triệu chứng trên làm chúng không thể làm việc/học tập theo trí thông minh sẵn có được, và trẻ bị suy yếu không thể phát triển bình thường về mặt cảm xúc.

Theo concuame.com

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Nghĩ gì- làm gì khi con thuộc diện đặc biệt (12/10)
 Các nguyên tắc chăm sóc trẻ hiếu động (21/9)
 Tìm hiểu về trẻ hiếu động (6/9)
 Bài 1: TỔNG QUAN - ADHD khó để nhận biết bởi vì nó ảnh hưởng đến trẻ một cách khác nhau (16/3)
 Bài 2 : Các triệu chứng (17/3)
 Bài 3: Nguyên nhân (16/5)
 Bài 4: Phòng chống (16/5)
 Bài 5 : Chuẩn đoán (16/5)
 Bài 6: Tìm một chuyên gia (16/5)
 Bài 7: Thuốc (16/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay

baner tuyen dung
Giấy thần kì
Morphun
Cubetto
Baner_ Nutrikids


MorphunGiấy thần kìCubetto431
Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i
Loading...