Sức khỏe và Phát triển
   Những lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm chủng
 

 

Tiêm chủng là phương pháp kích thích và rèn luyện hệ thống miễn dịch (sức đề kháng) giúp cơ thể chống lại những tác nhân gây bệnh. Mặc dù tiêm chủng là biện pháp an toàn và cần thiết giúp bảo vệ sức khỏe trẻ em. Tuy nhiên để việc tiêm chủng đạt hiệu quả cao nhất và tránh những tác dụng phụ, chúng ta cần chú ý một số điểm sau.

 

 

Những điều cần chú ý trước khi cho trẻ đi tiêm chủng

Kiểm tra lại tình trạng sức khỏe của trẻ

Để đảm bảo trẻ có đủ điều kiện sức khoẻ cho việc tiêm chủng, nên kiểm tra lại những thông tin sau:

- Trong 3 ngày gần đây trẻ có bị sốt không?

- Nếu là trẻ sơ sinh thì cân nặng đã đủ 2.5 kg chưa?
- Trẻ có đang bị bệnh gì hay không?

Nếu trẻ bị sốt hoặc cân nặng dưới 2.5 kg thì chưa nên cho trẻ đi tiêm chủng.

Nếu trẻ đang bị bệnh, bạn cần nói rõ các triệu chứng để bác sĩ thăm khám và quyết định xem có nên tiêm chủng không.

Mang theo tất cả sổ tiêm chủng và phiếu tiêm chủng của trẻ

Sổ tiêm chủng và phiếu tiêm chủng rất quan trọng vì chúng ghi đầy đủ thông tin về các mũi tiêm mà trẻ đã được thực hiện trước đây. Điều này giúp bác sĩ đưa ra lời khuyên thích hợp và hỗ trợ việc lựa chọn phương án tốt nhất cho trẻ như tiêm nhắc, tiêm bù các mũi bỏ sót hoặc tiêm thêm những mũi còn thiếu.

Nắm các loại thuốc trẻ đang hoặc đã từng sử dụng kéo dài trên 2 tuần

Vì có những loại thuốc sẽ làm giảm hiệu quả của vaccine, thông tin về thuốc trẻ đã và đang sử dụng rất quan trọng, cần được ghi lại và báo cho bác sĩ biết.

Nắm các loại vaccine, thuốc, thức ăn mà trẻ đã từng bị dị ứng trước đó

Đây là những thông tin hết sức quan trọng nhằm hạn chế tối đa phản ứng dị ứng có thể xảy ra sau tiêm. Hãy báo ngay cho bác sĩ nếu trẻ bị dị ứng với một loại vaccine đã được tiêm trước đó.

 

Những trường hợp KHÔNG NÊN tiêm chủng

 

Nếu trẻ có một trong những điều kiện sau thì sẽ không được tiêm chủng hoặc phải trì hoãn đến khi hết bệnh.

- Trẻ đã từng bị co giật hoặc sốc trong vòng 72 giờ sau khi tiêm vaccine. Nếu vậy, không cho trẻ tiêm loại vaccine đó nữa.
- Trẻ đang sốt ≥ 38,5° C.
- Đang mắc các bệnh cấp tính nặng hoặc trung bình.
- Đang điều trị với thuốc corticoids kéo dài từ 14 ngày trở lên vì thuốc này sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch.
- Mắc bệnh ung thư, suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải.
- Nhiễm virus HIV có triệu chứng suy giảm miễn dịch (AIDS).

 

Những trường hợp VẪN NÊN tiêm chủng

 

- Ốm nhẹ, như viêm nhiễm hô hấp hoặc tiêu chảy có thân nhiệt dưới 38,5° C.
- Đang điều trị các thuốc kháng sinh.
- Có người thân bị co giật, động kinh, ngất hoặc phản ứng với thuốc sau tiêm chủng.
- Mắc bệnh mãn tính như các bệnh về tim, phổi, thận, gan,...
- Mắc bệnh thần kinh bẩm sinh như bại não, hội chứng Down,...
- Đã hoặc sắp phẫu thuật.
- Bị suy dinh dưỡng.
- Bị vàng da sau sinh.
- Đã từng bị dị ứng hoặc hen (trừ trường hợp nguyên nhân dị ứng là do vaccine).
- Nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm HIV nhưng chưa biểu hiện triệu chứng suy giảm miễn dịch.
- Có dấu hiệu và triệu chứng của Hội chứng Suy giảm Miễn dịch Mắc phải (AIDS).
- Tuy nhiên, vaccine BCG vẫn KHÔNG ĐƯỢC tiêm trong trường hợp này!

 

Theo dõi trẻ sau tiêm chủng

 

Các phản ứng có thể xảy ra sau tiêm chủng

Đau tại chỗ tiêm
Quấy khóc do đau
Sốt nhẹ hoặc cao trong vòng 24-48 giờ
Nổi nốt cứng hay nốt dưới da trong một hay vài tuần
Nổi mẩn, ngứa, mề đay hoặc ban màu hồng
Rối loạn tiêu hóa, chán ăn, mất ngủ, dễ kích động, bứt rứt khó chịu thoáng qua

 

Các dấu hiệu yêu cầu can thiệp y tế gấp

 

- Sốt cao trên 38,5° C
- Co giật
- Tay chân lạnh, tím tái
- Thở khó, lõm ngực khi hô hấp
- Nổi ban
- Bứt rứt, quấy khóc nhiều không đáp ứng với thuốc giảm đau hạ sốt thông thường
- Lừ đừ, bỏ bú
- Sưng to, đỏ quanh chỗ tiêm

 

Chăm sóc trẻ sau tiêm chủng


Chăm sóc tại chỗ tiêm

- Không nên bôi chanh, đắp khoai lên vị trí tiêm hoặc kiêng tắm rửa.
- Chườm khăn sạch thấm nước lạnh vào vị trí tiêm nếu có sưng đau.

 

Chăm sóc trẻ sốt sau tiêm chủng

 

- Nằm phòng thoáng.
- Tiếp tục cho bú mẹ hoặc uống thêm nước.
- Lau mát tích cực với nước ấm: dùng 5 khăn mát để đắp trán, đắp nách và đắp bẹn.
- Cho uống thuốc hạ sốt, giảm đau (paracetamol) nếu trẻ sốt trên 38.5° C hay quấy khóc với liều 10-15 mg/kg cân nặng. Không nên hạ sốt bằng thuốc aspirin.
- Theo dõi thân nhiệt mỗi 15-30 phút một lần, chấm dứt lau mát khi thân nhiệt xuống dưới 38.5° C

Theo Cổng thông tin Y học Cộng đồng

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Cẩn trọng dậy thì sớm – trẻ cao nhanh nhưng lại dễ bị lùn (4/7)
 Bé gái 6 tuổi bị thủng ruột, cơ thể tổn thương trầm trọng, mẹ hoảng hồn khi biết nguyên nhân là thứ ngày nào con cũng mang theo người (4/7)
 Bé 7 tháng nhập viện vì điều hoà, Viện nhi Mỹ vẫn khuyên mẹ PHẢI bật điều hoà cho con (24/6)
 Chia sẻ ảnh con không thể mở mắt vì mụn rộp, mẹ trẻ khẩn thiết yêu cầu người lớn dừng ngay việc hôn trẻ (14/6)
 Cách phòng bệnh cho trẻ mùa nắng nóng (12/6)
 4 cách ngừa ung thư cho trẻ nên bắt đầu ngay khi còn nhỏ: Đơn giản nhưng nhiều bố mẹ quên (28/5)
 Xử trí khi trẻ bị rôm sảy mùa nóng (27/5)
 Bệnh mùa mưa ở trẻ nhỏ và cách phòng tránh (27/5)
 Viêm amidan cấp ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị (24/5)
 Béo phì ở trẻ: Nguyên nhân và nguy cơ tiềm ẩn (24/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i