Những lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm chủng
Tiêm chủng là phương pháp kích thích và rèn luyện hệ thống miễn dịch (sức đề kháng) giúp cơ thể chống lại những tác nhân gây bệnh. Mặc dù tiêm chủng là biện pháp an toàn và cần thiết giúp bảo vệ sức khỏe trẻ em. Tuy nhiên để việc tiêm chủng đạt hiệu quả cao nhất và tránh những tác dụng phụ, chúng ta cần chú ý một số điểm sau.
Những điều cần chú ý trước khi cho trẻ đi tiêm chủng Kiểm tra lại tình trạng sức khỏe của trẻ Để đảm bảo trẻ có đủ điều kiện sức khoẻ cho việc tiêm chủng, nên kiểm tra lại những thông tin sau: - Trong 3 ngày gần đây trẻ có bị sốt không? - Nếu là trẻ sơ sinh thì cân nặng đã đủ 2.5 kg chưa? Nếu trẻ bị sốt hoặc cân nặng dưới 2.5 kg thì chưa nên cho trẻ đi tiêm chủng. Nếu trẻ đang bị bệnh, bạn cần nói rõ các triệu chứng để bác sĩ thăm khám và quyết định xem có nên tiêm chủng không. Mang theo tất cả sổ tiêm chủng và phiếu tiêm chủng của trẻ Sổ tiêm chủng và phiếu tiêm chủng rất quan trọng vì chúng ghi đầy đủ thông tin về các mũi tiêm mà trẻ đã được thực hiện trước đây. Điều này giúp bác sĩ đưa ra lời khuyên thích hợp và hỗ trợ việc lựa chọn phương án tốt nhất cho trẻ như tiêm nhắc, tiêm bù các mũi bỏ sót hoặc tiêm thêm những mũi còn thiếu. Nắm các loại thuốc trẻ đang hoặc đã từng sử dụng kéo dài trên 2 tuần Vì có những loại thuốc sẽ làm giảm hiệu quả của vaccine, thông tin về thuốc trẻ đã và đang sử dụng rất quan trọng, cần được ghi lại và báo cho bác sĩ biết. Nắm các loại vaccine, thuốc, thức ăn mà trẻ đã từng bị dị ứng trước đó Đây là những thông tin hết sức quan trọng nhằm hạn chế tối đa phản ứng dị ứng có thể xảy ra sau tiêm. Hãy báo ngay cho bác sĩ nếu trẻ bị dị ứng với một loại vaccine đã được tiêm trước đó.
Những trường hợp KHÔNG NÊN tiêm chủng
Nếu trẻ có một trong những điều kiện sau thì sẽ không được tiêm chủng hoặc phải trì hoãn đến khi hết bệnh. - Trẻ đã từng bị co giật hoặc sốc trong vòng 72 giờ sau khi tiêm vaccine. Nếu vậy, không cho trẻ tiêm loại vaccine đó nữa.
Những trường hợp VẪN NÊN tiêm chủng
- Ốm nhẹ, như viêm nhiễm hô hấp hoặc tiêu chảy có thân nhiệt dưới 38,5° C.
Theo dõi trẻ sau tiêm chủng
Các phản ứng có thể xảy ra sau tiêm chủng Đau tại chỗ tiêm
Các dấu hiệu yêu cầu can thiệp y tế gấp
- Sốt cao trên 38,5° C
Chăm sóc trẻ sau tiêm chủng Chăm sóc tại chỗ tiêm - Không nên bôi chanh, đắp khoai lên vị trí tiêm hoặc kiêng tắm rửa.
Chăm sóc trẻ sốt sau tiêm chủng
- Nằm phòng thoáng. Theo Cổng thông tin Y học Cộng đồng
|