Sức khỏe và Phát triển
   Trẻ bị nhiệt miệng: Xử nhanh kẻo hại!
 

 

Chắc hẳn mẹ đã không ít lần bị chứng nhiệt miệng khó chịu hành hạ. Đối với trẻ bị nhiệt miệng, sự khó chịu còn gấp nhiều lần so với người lớn.

 

Nguy hiểm hơn, tình trạng này còn là một trong những triệu chứng của một số bệnh như loét dạ dày, bệnh viêm ruột, bệnh tay chân miệng ở trẻ em... Vậy mẹ đã biết cách xử lý khi trẻ bị nhiệt miệng chưa?

 

Nhiệt miệng là gì?

 

Nhiệt miệng là tổn thương ở niêm mạc miệng hoặc nứu răng khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn uống hàng ngày. Biểu hiện cũng sẽ như người lớn là trẻ bị nhiệt miệng và sốt, viêm loét vùng niêm mạc bởi các vết thương nông.

 

Những nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ nhỏ

 

Nhiệt miệng là một loại bệnh trẻ em rất phổ biến, những vết loét hình tròn hoặc bầu dục ở niêm mạc má, nướu và lưỡi gây đau đớn khó chịu. Một số nguyên nhân dẫn đến lở miệng ở trẻ em như:

 

Bé bị bệnh, mệt mỏi hoạc bị căng thẳng.

 

Bé lỡ cắn vào bên trong má dẫn đến nhiễm trùng do một số loại virut như herpes simplex gây loét miệng, thậm chí gây nấm miệng ở trẻ sơ sinh.

 

Thiếu dinh dưỡng: Trong một số trường hợp, viêm loét miệng thường xuyên tái phát ở những trẻ thiếu sắt, kẽm, folic hoặc vitamin nhóm B.

 


Thiếu dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân làm bé thường xuyên bị lở miệng

 

Các triệu chứng bệnh nhiệt miệng ở trẻ em thường gặp

 

Những vết loét xuất hiện bên trong miệng, bề mặt của lưỡi hoặc trên nướu răng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi ăn mặn và cay sẽ gây đau đớn cho vết loét.

 

Thậm chí một số bé không thể ăn gì cho đến khi tình trạng được cải thiện. Một số dấu hiệu và triệu chứng thường gặp:

 

Sốt đột ngột

 

Nhăn nhó hoặc uể oải, thiếu năng lượng

Lở loét hoặc có những mụn nhỏ trên đầu lưỡi

Sưng nướu răng, có thể gây chảy máu

Đau trong miệng

Trẻ biếng ăn, cảm thấy không muốn ăn

Khi trẻ bị nhiệt miệng mẹ phải làm gì?

Hầu hết những trường hợp lở miệng ở trẻ em không quá nguy hiểm và có sẽ nhanh chóng tự khỏi trong vòng 1 tuần.

Tuy nhiên, nó vẫn gây khó chịu và đau đớn cho bé. Mẹ có thể áp dụng những cách chữa nhiệt miệng sau đây để giúp con dễ chịu hơn.

 

Một số loại thuốc và gel trị lở miệng được bày bán rộng rãi trong các tiệm thuốc tây. Đa số các loại thuốc này khá an toàn cho trẻ em. Tuy nhiên, nếu bé cưng dễ bị dị ứng, mẹ nên nhờ bác sĩ kiểm tra thành phần thuốc trước khi cho con sử dụng.

 

Súc miệng bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng. Cho con súc miệng ít nhất 4 lần mỗi ngày cho đến khi các vết lở lành hẳn.

 

Mật ong cũng giúp điều trị những vết loét miệng. Tuy nhiên, mẹ nên cẩn thận, không nên dùng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.

 

Dùng bàn chải mềm: Bàn chải mềm sẽ giúp con đỡ đau hơn khi đụng phải những vết loét.

 

Ăn thức ăn dạng lỏng: Bị lở miệng sẽ làm bé không muốn ăn uống gì hết. Những thức ăn dạng lỏng sẽ giúp bé dễ an hơn. Ngoài ra, việc ăn thức ăn đặc, rắn có thể làm con đau. Mẹ cũng nên tránh những thức ăn cay, mặn hoặc có tính axit vì có thể làm vết loét trở nên nghiêm trọng hơn.

 

Uống nhiều nước: Mất nước chỉ làm tình trạng lở miệng thêm nghiêm trọng. Các vết lở có thể khiến bé đau và không muốn uống nước. Bạn nên chắc rằng con vẫn đang nạp đủ luợng nước mỗi ngày. Nói với bé rằng thường xuyên uống nước có thể giúp bé nhanh khỏi hơn.

 

Trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng nên ăn gì?

 

Lúc bé bị lở miệng cũng là lúc bé rất biếng ăn, bởi vì khi thức ăn vào sẽ làm cho những đốm trắng trong khoang miệng bị rát, rất khó chịu, thậm chí là bị chảy máu. Nhưng không được để cho bé đói, mẹ phải biết cách tổ chức bữa ăn để giúp cho bé nhanh khỏe:

 

Củ cải

 

Củ cải có thể ép lấy nước uống hàng ngày, nếu như mùi khó uống thì các bạn có thể đem củ cải nấu canh ăn để giải nhiệt.

 

 

Củ cải giúp tình trạng nhiệt miệng của trẻ thuyên giảm nhanh chóng

 

Rau diếp cá, rau mã đề và rau má

 

Những loại rau này có tác dụng giải nhiệt, giải độc cực kỳ tốt. Các bạn có thể nấu nước rồi cho bé uống hàng ngày hoặc nấu canh cũng được.

 

Rau ngót, rau mồng tơi

 

Rau ngót, mồng tơi là những loại rau có tính mát, có tác dụng giải nhiệt hiệu quả. Các bạn có thể nấu canh rau ngót, mồng tơi với tôm bằm, thịt bằm vừa có vị ngọt lại có tác dụng giải nhiệt hiệu quả.

 

Thịt vịt

 

Thịt vịt được xem là một loại thực phẩm có tính mát, giúp hạ nhiệt hiệu quả. Tuy nhiên các bạn không nên cho bé ăn quá nhiều sẽ phản tác dụng.

 

Nước uống

 

Uống nhiều nước trong thời gian trẻ bị nhiệt lưỡi là phương pháp tốt nhất. Bởi vì mất nước càng làm cho tình trạng lở miệng của trẻ thêm nghiêm trọng hơn.

 

Chắc chắn bé sẽ không muốn uống nước vì nó có thể làm cho những vết thương bên trong bị đau, nhưng bố mẹ cố gắng thuyết phục bé.

 

Nước cà chua ép sẽ giúp cho những đốm trắng bên trong khoang miệng nhanh lành. Nước cà chua các mẹ không cần nấu chính, chỉ cần ép tươi, cho thêm ít đường cho dễ uống là được.

 

Cách trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

 

Dưới đây là một số cách trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mẹ có thể tham khảo:

 

Mật ong

 

Mật ong có tính chất chống vi khuẩn, vì vậy nó giúp làm lành vết loét nhanh hơn. Cách thực hiện đơn giản là mẹ dùng ngón tay sạch của mình bôi một chút mật ong lên trên vết loét ở miệng cho con.

 

Vì mật ong có hương thơm và vị ngọt nên rất hấp dẫn trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ nên chắc chắn bé sẽ không phản đối việc làm này của mẹ.

 

 

Dùng mật ong trị nhiệt miệng cho bé rất tốt

 

Tuy nhiên, một điều hết sức lưu ý đó là phương pháp dùng mật ong trị nhiệt miệng không được áp dụng cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi vì nó có thể gây ngộ độc cho bé.

 

Mật ong và củ nghệ

 

Củ nghệ có tính chống viêm, khử trùng, kháng khuẩn làm xúc tiến quá trình chữa bệnh.

 

Hòa hỗn hợp nghệ và mật ong rồi bôi trực tiếp lên vết nhiệt miệng của con không chỉ giúp giảm đau mà còn giúp cho vết loét lành lại nhanh hơn.

 

Tương tự như trên, công thức này cũng không nên áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi.

 

Dừa

 

Dầu, nước hoặc sữa trong dừa - cả ba loại này đều có thể được sử dụng để điều trị loét miệng cho trẻ sơ sinh. Vì thế, hãy cung cấp nước dừa nếu bé bị nhiệt miệng.

 

Theo đó, thay vì nước thường, hãy dùng một chút nước sữa dừa để cho con súc miệng sẽ giúp làm dịu những vết loét.

Với trẻ nhỏ hơn, có thể dùng dầu dừa đắp trực tiếp lên vết loét.

 

Sữa bơ

 

Bơ sữa chứa axit lactic, giúp hạn chế sự hoạt động và phát triển của vi khuẩn. Vì vậy, sử dụng sữa bơ như là một loại "thuốc sát khuẩn" cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị nhiệt miệng.

 

Đối với trẻ sơ sinh trên 8 tháng tuổi và trẻ mới biết đi có thể dùng sữa bơ hàng ngày.

 

 

Bơ sữa giúp chóng lành vết thương do nhiệt miệng

 

Sữa đông

 

Sữa đông có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh nhiệt miệng như sữa bơ vì nó cũng có chứa axit lactic. Có thể chuẩn bị một ít trái cây và sữa đông để làm món sinh tố cho bé thưởng thức.

 

Lá húng quế

 

Cho bé nhai 2-3 lá húng quế để làm giảm đau và làm dịu các vết loét trong miệng. Ngoài ra, lá húng quế còn có thể giúp điều trị ho, cảm lạnh, sốt... ở trẻ.

 

Cam thảo

 

Cho một chút cam thảo vào nồi nước và đun sôi lên để tinh chất trong cam thảo thục ra nước. Sau đó lấy nước cho con uống 4-5 lần/ ngày để đem lại hiệu quả cao nhất.

 

Mẹ cũng có thể làm hỗn hợp bột cam thảo với mật ong và bôi trực tiếp vào vết thương của con.

 

Khi nào nên đưa trẻ đi khám bác sĩ?

 

Thông thường, lở miệng có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bạn nên đưa con đến bác sĩ nếu có những dấu hiệu sau đây:

 

Giảm cân nhanh chóng

Đau ở vùng bụng

Sốt cao bất thường

Trong phân có lẫn máu hoặc chất nhầy

Viêm hoặc loét da xung quanh hậu môn. Một vài trường hợp, lở miệng là hậu quả gián tiếp của viêm loét dạ dày hoặc

viêm ruột.

Cách phòng nhiệt miệng ở trẻ em

Cách tốt nhất để phòng nhiệt miệngở trẻ em là tránh các hoạt động làm tổn thương niêm mạc miệng nhất là khi đánh

răng hay ăn uống. Ngoài ra mẹ có thể nhắc trẻ thực hiện một số việc đơn giản sau:

 

Vệ sinh răng miệng mỗi ngày để tránh viêm nhiễm niêm mạc miệng, họng.

Tránh ăn uống quá khuya

Tập thói quen súc miệng nước muối ấm mỗi ngày

Hạn chế ăn đồ xào, cay nóng, nhiều dầu mỡ, uống nhiều nước

Súc miệng bằng nước muối ấm 3 lần/ngày

Trẻ bị nhiệt miệng không phải phải là bệnh lý nguy hiểm, chỉ cần mẹ kiên trì áp dụng cách chữa lở miệng thông dụng

bé có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc. Một trong những phương pháp đề phòng nguy cơ bé bị lở miệng mà mẹ có

thể phòng từ xa chính là chế độ dinh dưỡng hàng ngày, mẹ cần bổ sung các chất dinh dưỡng để cân bằng lượng nước

cũng như các loại trái cây giàu Vitamin nhóm B, Vitamin C cho trẻ.

 

Nguồn: https://www.marrybaby.vn

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bé 17 tháng tuổi suy thượng thận do uống thuốc ho chứa corticoid (8/4)
 Sau khi bị viêm amidan kéo dài, bé trai trở nên hung dữ với người xung quanh, nguyên nhân khiến ai cũng thấy sợ (4/4)
 Bé 1 tuổi nổi mụn nước chi chít trông vô cùng đáng sợ ở chân, lời chẩn đoán của bác sĩ nhi khoa khiến ai nấy đều ngỡ ngàng (2/4)
 Con trai bỗng chán ăn nhưng lại thèm đồ ngọt liên tục cùng một loạt biểu hiện lạ xuất hiện, người mẹ không ngờ con mắc bệnh nguy hiểm (1/4)
 Thời tiết thất thường trẻ dễ ốm, mẹ nắm ngay 5 tuyệt chiêu khiến trẻ hết ngạt mũi ngủ ngon, số 3 hay nhất (26/3)
 Trẻ nhiễm sán lợn: Hàng nghìn bà mẹ đang hoang mang quá mức (23/3)
 Con nhập viện trong tình trạng khó thở, mắt trắng dã, bố mẹ nhìn kết quả chụp CT liền hối hận vì trước đó không nghe lời bác sĩ (21/3)
 Dịch sởi gia tăng, bác sĩ chỉ rõ 3 sai lầm của mẹ khiến con nặng bệnh thêm (19/3)
 Con cười khác lạ tưởng trò đùa vui, bố mẹ chẳng ngờ đó là “kẻ sát nhân” núp bóng, chết lặng khi nghe chẩn đoán của bác sĩ (14/3)
 Giảm ho cho bé về đêm (11/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i