Ho về đêm là một triệu chứng bình thường ở trẻ, đặc biệt là trong thời gian giao mùa, thời tiết chuyển lạnh, mùa phấn hoa, ...
Trong một số trường hợp, cơn ho về đêm còn do các dịch nhầy, đờm tích tụ trong lúc ngủ, khiến cơ thể phản ứng và tống các dị vật khỏi cơ quan hô hấp.
Ngoài ra, ho còn có thể do bụi bẩn ở chăn, đệm, rèm cửa, ... đi vào đường hô hấp khiến trẻ bị kích ứng, dẫn đến ho rũ rượi.
Tuy nhiên, rất nhiều bậc cha mẹ thấy con ho về đêm mà lo lắng, sốt ruột, sợ con mắc bệnh nguy hiểm, ốm, gầy gò, ... nên thường cho bé uống thuốc để chặn đứng cơn ho. Đây chính là sai lầm rất thường gặp ở cha mẹ vì ho có rất nhiều nguyên nhân.
Do đó, nếu bé nhà bạn đang gặp phải tình trạng ho về đêm, bạn không cần cho bé uống thuốc ngay mà nên vệ sinh nhà cửa, phòng ốc sạch sẽ, vệ sinh đường hô hấp cho bé bằng thuốc xịt mũi, thuốc ho thảo được, ... để vừa làm thông thoáng đường thở, vừa giúp làm co niêm mạc mũi họng, ngăn tiết dịch nhầy, giảm tình trạng ho về đêm của bé.
Để kiểm soát tình trạng trẻ bị ho, bạn cần biết trẻ ho trong trường hợp nào. Dưới đây là 3 loại ho thường gặp nhất:
Trẻ bị ho khan: Thường gây ra bởi các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên (mũi và cổ họng) như cảm lạnh, cúm. Ho khan có thể là dấu hiệu sớm của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới như viêm phế quản hoặc viêm phổi.
Các nguyên nhân khác bao gồm bệnh suyễn như ho nhiều vào ban đêm hoặc do tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá hoặc các chất kích thích tương tự khác.
Trẻ ho ra đờm: Gây ra bởi các chất tiết dịch và chất nhầy trong đường hô hấp dưới. Nguyên nhân thường gặp của ho đàm là nhiễm trùng và bệnh hen suyễn. Cơn ho sẽ loại bỏ chất dịch qua đường hô hấp dưới.
Trẻ bị ho gà: Thường có các triệu chứng tương tự như cảm lạnh, nhưng các cơn ho dần dần sẽ trở nên nặng hơn, đặc biệt là vào ban đêm, âm thanh phát ra nghe giống những tiếng rít.
Những cơn ho thường xuyên kéo dài 5-15 lượt. Các cơn ho nhanh chóng chuyển sang hiện tượng khó thở và mặt bé sẽ trở nên xanh tím vì thiếu oxy.
Cách trị ho vào ban đêm cho trẻ
Nếu tình trạng ho về đêm của trẻ diễn ra thường xuyên, liên tục và không có dấu hiệu suy giảm thì cha mẹ có thể sử dụng những cách sau đây để giúp bé giảm ho nhanh chóng:
Xoa dầu vào gan bàn chân
Xoa dầu nóng vào gan bàn chân là cách trị ho dân gian rất hiệu quả được rất nhiều ông bà, cha mẹ áp dụng. Khi xoa, bạn chú ý xoa vào huyệt dũng tuyền (chỗ lõm của hai lòng bàn chân). Thoa dầu vào huyệt này sẽ giúp lưu thông máu, giảm ho rõ rệt.
Gối đầu cao hơn
Kê cao gối khi ngủ giúp đường hô hấp được thông thoáng, chất dịch nhầy không chảy xuống họng làm bé bị ho. Do đó, bé có thể thoải mái ngủ ngon cả đêm.
Rửa mũi, họng bằng nước mũi loãng
Trước khi bé đi ngủ, hãy cho bé súc miệng bằng nước muỗi hoặc nhỏ vài giọt nước muối sinh lý để rửa mũi cho bé. Việc này giúp làm sạch đường hô hấp của bé, loại bỏ vi khuẩn, thông tắc đờm, ...
Trẻ bị ho nhiều về đêm có đờm
Đờm là chất tiết ra trong đường hô hấp, gồm có chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu, mủ và các vi khuẩn, bụi, ... xâm nhập.
Đờm có thể gây ra do nhiều nguyên nhân: viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, hen phế quản, viêm tắc phổi mãn tính, ...
Ho có đờm là hiện tượng xảy ra khi có chất xuất tiết quyện lẫn với tạp chất. Ho giúp làm sạch phổi, tiêu đờm, đẩy dịch tiết và dị vật ra khỏi đường thở.
Khi trẻ bị ho có đờm, thay vì sử dụng các loại thuốc kháng sinh, cha mẹ có thể dùng những bài thuốc dân gian an toàn và hiệu quả được nhiều người áp dụng như: quất chưng đường phèn, hẹ chưng mật ong, lá húng chanh, ...
Khi ngủ, bạn chú ý giữ ấm cho bé, cho bé gối đầu cao, uống một ly mật ong ấm pha loãng trước khi ngủ và hạn chế ăn uống sát giờ đi ngủ.
Ho nhiều về đêm và sáng
Vào buổi sáng, bé thường chạy nhảy và vui chơi nên các chất nhầy không bị đọng lại cổ họng gây ho. Tuy nhiên, thời gian buổi đêm gần sáng, các chất nhày này sẽ ứ đọng tại cổ họng, gây nghẹt thở và ho liên tục.
Nếu bố mẹ thấy bé bỗng nhiên ho sặc sụa thì có nghĩa, cơ thể bé đang cố tống khứ dị vật rơi vào đường hô hấp.
Hầu hết, trẻ bị ho về đêm hoặc sáng đều do bị nhiễm lạnh, viêm mũi xoang, đờm nhầy chảy từ xoang xuống họng làm gây ho, khó ngủ. Bé có thể ho rất dữ, cong người vì ho do các bụng phải co lại, đẩy cơ hoành lên mới dễ tống đờm ra khỏi cổ.
Nếu trẻ bị hen cũng dễ có khuynh hướng ho về đêm. Những cơn ho kéo dài có thể làm bé mệt mỏi. Đôi khi, ho có thể gây ra nôn trớ.
Bé ho nhiều nhưng không sốt
Ho, sốt, sổ mũi, ... là những căn bệnh rất thường gặp ở trẻ. Khi trẻ ho, rất nhiều cha mẹ thường cho bé uống thuốc hoặc cho trẻ uống siro để làm dứt cơn ho.
Tuy nhiên, nhiều cha mẹ không biết, ho không phải bệnh mà là triệu chứng của rất nhiều bệnh.
Những căn bệnh trẻ thường gặp nhất là: hen suyễn, viêm hô hấp, ... hoặc đơn giản chỉ là ho do dị ứng thời tiết, dụ ứng phấn hoa hoặc do môi trường sống xung quanh.
Nếu trẻ bị ho mà không sốt, vẫn có thể ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi như bình thường thì cha mẹ không cần lo lắng. Lúc này, cha mẹ chỉ cần chú ý giữ vệ sinh phòng ngủ cho bé, quan sát bé kỹ hơn để có biện pháp đối phó ngay khi trẻ có dấu hiệu bệnh.
Thực tế, ho không phải một triệu chứng xấu mà còn là phản xạ có lợi cho cơ thể. Ho có thể giúp trẻ tống dịch ngày, đờm ra khỏi đường hô hấp. Từ đó, trẻ sẽ mau lành bệnh mà không tốn một viên thuốc.
Trẻ ho nhiều ngày không khỏi
Như đã viết ở trên, ho là một biểu hiện bình thường của cơ thể nhằm tống đờm, vi khuẩn, chất bụi bẩn, ... ra khỏi cơ thể, bảo vệ phổi và họng.
Tuy nhiên, những cơn ho không phải lúc nào cũng an toàn. Đôi khi, ho chính là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm bé có thể mắc phải như: viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm phổi, ...
Các cơn ho hầu hết không kéo dài. Thông thường, bé chỉ ho trong vài ngày hoặc vài tuần rồi sẽ tự khỏi. Còn nếu thời gian thời gian ho kéo dài, bạn nên cẩn thận vì có thể bé đang mắc vấn đề gì đó nghiêm trọng.
Với trẻ em, một cơn ho trên 4 tuần được gọi là ho mãn tính. Tình trạng này gây ra rất nhiều phiền toái, làm gián đoạn giấc ngủ và bé quấy khóc, mệt mỏi.
Khi trẻ ho lâu ngày kéo dài hơn 3 tuần, bạn nên đưa bé đi khám ngay lập tức.
Trẻ ho về đêm uống thuốc gì
Ho có thể tự khỏi trong vòng 1-2 tuần. Khi bé bị ho, nên hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh và để cơ thể tự sinh ra chất đề kháng ngăn chặn bệnh. Tuy nhiên, bố mẹ có thể áp dụng một số phương thuốc hỗ trợ sau đây:
Uống thuốc: Trong trường hợp bé ho lâu ngày không khỏi (ho từ 3 tuần trở lên), bố mẹ nên đưa bé đi khám và lấy thuốc bởi vì ho có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm khác. Đồng thời, nên tránh cho bé ăn hải sản, đồ lạnh để tránh làm bệnh thêm trầm trọng.
Bài thuốc dân gian: Đây là những cách trị ho hiệu quả, dễ làm và an toàn với bé, những loại thuốc đó là:
- Nước cốt lê ngào đường
- Nước ô mai chua
- Lá hẹ hấp cách thủy đường phèn
- Tỏi ngâm mật ong
- Quất ngâm
Khi uống, nên pha loãng và thực hiện 1- 2 lần hàng ngày vào sáng và tối để đạt được kết quả tốt nhất.
Chế độ chăm sóc khi bé bị ho
Khi trẻ bị ho, cổ họng thường đau đớn và rất biếng ăn. Khi đó, bố mẹ cần lựa chọn những món ăn dạng lỏng, dễ ăn, dễ tiêu hóa cho trẻ.
Hoa quả tươi: Cung cấp vitamin C từ hoa quả tươi là cách nạp vitamin C an toàn và nhanh chóng nhất. Các loại trái cây có thể kể ra như: Cam, xoài, bưởi, ổi, táo, măng cụt,... Ăn trái cây giúp giải cảm rất tốt, có thể ăn trực tiếp, làm sinh tố hoặc ép lấy nước.
Ăn đồ ăn lỏng: Súp, cháo, canh, ... là lựa chọn thích hợp khi bé bị ốm. Khi chế biến, bạn nên cho thêm rau xanh, rau thơm và hạn chế đồ dầu mỡ khó tiêu để tránh việc nôn ói do dạ dày không thể hấp thu được hết.
Những món canh mát: Những loại rau có chất nhầy, bở giúp tiêu hóa nhanh và dễ dàng hơn. Các loại rau có thể kể ra như: Rau đay, bí đỏ, rau lang, bầu, ... Những món ăn này rất mát, dễ ăn và dễ tiêu hóa.
Ngoài ra, bố mẹ nên giữ ấm cho trẻ, uống đủ nước, ăn đủ bữa, nhỏ mũi hoặc uống thêm thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm một bài bài thuốc dân gian trị ho như: Quất ngâm mật ong, hẹ chưng đường phèn, nước gừng, lê chưng, ...
Theo Babyoi