Mang thai và sinh đẻ
   Những sự thật về sinh mổ bất cứ mẹ nào lựa chọn phương pháp này nhất định phải biết
 

Ngay cả khi mẹ bầu lập kế hoạch sinh thường thì cũng hãy chuẩn bị khả năng có thể vẫn phải sinh mổ và nên chuẩn bị tinh thần cho cuộc phẫu thuật này.

Mặc dù sinh con qua đường âm đạo là lựa chọn được các mẹ ưu tiên hàng đầu nhưng các mẹ bầu vẫn cần biết chi tiết khi nào và tại sao buộc phải sinh mổ. Ngay cả khi mẹ bầu lập kế hoạch sinh thường thì cũng hãy chuẩn bị khả năng có thể vẫn phải sinh mổ và nên chuẩn bị tinh thần cho cuộc phẫu thuật này. Dưới đây là những điều mẹ bầu cần biết về sinh mổ:

1. Sinh mổ có thể an toàn hơn nếu tình thế buộc phải sinh mổ

Theo Tiến sĩ Tony Tan, một chuyên gia sản phụ khoa tại Trung tâm phụ khoa dành cho phụ nữ Raffles (Singapore), sinh mổ an toàn hơn sinh qua đường âm đạo trong các trường hợp sau đây:


- Nhau thai ở mức thấp, có nguy cơ xuất huyết nặng khi cố gắng sinh qua đường âm đạo.

- Bé nằm ở vị trí ngang, xiên hoặc chéo.

- Sinh đa thai mà một trong các bé không nằm ở vị trí đầu quay xuống dưới.

- Thai nhi có biểu hiện tiến triển kém và chậm trong quá trình chuyển dạ.

- Một số vấn đề y tế như tiền sản giật.

- Tử cung mở chậm.

Sinh mổ lần đầu có nghĩa là mẹ bầu có nhiều khả năng cần sinh mổ lần sau nữa.


2. Nguy cơ sức khỏe của mẹ bầu tăng lên sau mỗi lần sinh mổ

Sinh mổ lần đầu có nghĩa là mẹ bầu có nhiều khả năng cần sinh mổ lần sau nữa, vì vậy đây là điều cần lưu ý nếu mẹ bầu lập kế hoạch sinh nhiều con. "Dù sinh mổ cũng rất an toàn, nhưng chúng ta cần phải biết rằng sinh mổ càng nhiều nguy cơ biến chứng càng tăng lên" - Tiến sĩ Tan khuyến cáo. "Sinh mổ nhiều lần cũng làm tăng nguy cơ vỡ tử cung, sót nhau thai khi nhau thai bám quá sâu vào thành tử cung và lưu thai không giải thích được" - Tiến sĩ Tan nói thêm.

3. Trẻ sinh mổ không bị nhiễm vi khuẩn của người mẹ

Không giống như trẻ sinh mổ, khi sinh qua đường âm đạo, trẻ sơ sinh có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn từ đường sinh dục của mẹ xâm nhập vào. Một số người đã đề xuất ý tưởng đặt một miếng gạc trong âm đạo của người mẹ khi sinh bé để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể của đứa trẻ. Đề xuất này là do một số vi khuẩn từ âm đạo của người mẹ có thể thực sự gây hại cho em bé. Nhưng hầu hết các cơ quan y tế không sẵn sàng làm điều này.

4. Thời gian phục hồi lâu hơn

Theo Tiến sỹ Tan, thời gian phục hồi cho các ca sinh mổ lâu hơn một chút so với sinh qua đường âm đạo. Trung bình, hầu hết bệnh nhân có thể hoạt động gần như bình thường 3 đến 7 ngày sau khi sinh mổ, trong khi sinh qua đường âm đạo chỉ mất 2 đến 4 ngày.


Với các trường hợp sinh mổ, người mẹ thường mất từ 1 đến 2 tháng mới lấy lại vóc dáng như cũ, còn sinh qua đường âm đạo (không có biến chứng) thì chỉ trong vòng 1 đến 2 tuần là người mẹ đã đỡ sồ sề. Việc hồi phục cũng trở nên mệt mỏi hơn nếu người mẹ trải qua một thời gian dài đau đớn trước khi quyết định sinh mổ so với việc xác định sinh mổ ngay từ đầu.


Nếu sinh mổ, người mẹ cũng sẽ có nhiều hạn chế hơn về những gì có thể làm trong những ngày và tuần đầu sau khi sinh con. Những điều người mẹ không nên làm sau khi sinh mổ là leo cầu thang, lái xe hoặc nhấc bất cứ thứ gì nặng hơn em bé. Nếu bạn sinh mổ, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về thời điểm người mẹ có thể thực hiện các hoạt động bình thường.

5. Cơn đau dữ dội hơn

Một số phụ nữ muốn sinh mổ để tránh những cơn đau đẻ hoặc để thoát khỏi các tác dụng phụ khó chịu như mũi khâu tầng sinh môn. Nhưng sinh mổ là phẫu thuật bụng và cơn đau thực sự kéo dài lâu hơn. Vết khâu sinh mổ hồi phục ở mức độ khác nhau, đặc biệt là các mũi khâu cơ bản trong lớp cơ mất nhiều thời gian để lành hẳn (khoảng 12 tuần).

Trong thời gian nghỉ dưỡng từ 4 đến 6 tuần, người mẹ sinh mổ có thể cảm thấy tê, ngứa ran và ngứa ở chỗ rạch.


6. Người mẹ sẽ có một vết sẹo

Nếu người mẹ mang thai sinh đôi hoặc một em bé quá lớn, thì vết rạch lớn hơn là cần thiết. Trong thời gian nghỉ dưỡng từ 4 đến 6 tuần, người mẹ sinh mổ có thể cảm thấy tê, ngứa ran và ngứa ở chỗ rạch. Mẹ sinh mổ còn phải để ý đến các dấu hiệu của nhiễm trùng: Nếu khu vực rạch có màu đỏ, sưng hoặc mưng mủ, hoặc nếu bị sốt có nghĩa là vết mổ bị nhiễm trùng.

Người mẹ có thể sinh con bằng âm đạo sau khi có một lần sinh mổ không?

Người mẹ vẫn có thể sinh thường sau khi trải qua 1 lần sinh mổ. Cứ 5 mẹ thì có 3 đến 4 mẹ vẫn chọn sinh thường dù đã từng sinh mổ. Bác sĩ Tan gợi ý một số yếu tố quan trọng nếu mẹ nào đang cân nhắc sinh thường sau khi đã từng sinh mổ:


- Mang thai khỏe mạnh và không biến chứng. Những người có bệnh tim, các vấn đề về huyết áp hoặc tiểu đường không phải là ứng viên phù hợp để lựa chọn sinh thường sau sinh mổ.


- Thai nhi ở ngôi thuận.


- Cơn đau đẻ đến một cách tự nhiên, không có kích thích để có cơn co.
Rủi ro về sức khỏe khi sinh thường sau sinh mổ: Nếu không thể sinh thường như mong đợi thì mẹ bầu lại vẫn phải sinh mổ cấp cứu hoặc có thể bị vỡ tử cung.


- Vỡ tử cung có thể dẫn đến tử vong hoặc tổn thương não vĩnh viễn cho em bé. Nó cũng gây ra chảy máu quá nhiều và chấn thương các cơ quan lân cận như bàng quang và ruột, có thể cần phải phẫu thuật, truyền máu hoặc cắt bỏ tử cung.


- Một ca sinh thường của mẹ đã từng sinh mổ không thành công cũng đặt ra các rủi ro khác như biến chứng sau sinh, nhiễm trùng vết thương và huyết khối tắc nghẽn.

Ưu điểm của sinh thường sau khi đã từng sinh mổ: Giảm mất máu, giảm các biến chứng sau sinh như nhiễm trùng vết thương, bớt đau đớn và thời gian phục hồi ngắn hơn.

Theo Helino

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Sắp mang bầu, đây là những loại vắc-xin mẹ phải tiêm đủ để thai nhi được an toàn (29/11)
 Lời tự thú của bà mẹ công sở yêu con nhưng say việc: "1 tháng tuổi cai sữa con, ở cữ 3 tháng đã đi làm" (22/11)
 Những hành vi trong thời gian mang thai mẹ bầu cần đặc biệt tránh nếu muốn con sinh ra khỏe mạnh (19/11)
 Đừng tưởng sinh con trai là sướng, bác sĩ cảnh báo mẹ dễ gặp "con quái vật" sau sinh (15/11)
 Siêu âm thai 6 tháng phát hiện con hở hàm ếch, mẹ đau đớn khi biết nguyên nhân do mình (12/11)
 5 kinh nghiệm "quý hơn vàng" để thai kỳ khỏe mạnh từ chuyên gia (7/11)
 3 bộ phận khi mang bầu mẹ nhất định phải bảo vệ cẩn thận để không hối hận (5/11)
 Sinh con được 7 tháng thấy vợ kêu trong bụng chuyển động, chồng "chột dạ" vội đưa đi kiểm tra (29/10)
 Sinh tại nhà, mẹ sốc nặng khi đang ôm con thì hộ sinh hét lớn "Còn nữa!" (29/10)
 Mẹ bầu nhận thấy thai nhi có 3 dấu hiệu này chứng tỏ bé thông minh hơn người (22/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i