Những sự thật về sinh mổ bất cứ mẹ nào lựa chọn phương pháp này nhất định phải biết Ngay cả khi mẹ bầu lập kế hoạch sinh thường thì cũng hãy chuẩn bị khả năng có thể vẫn phải sinh mổ và nên chuẩn bị tinh thần cho cuộc phẫu thuật này. Mặc dù sinh con qua đường âm đạo là lựa chọn được các mẹ ưu tiên hàng đầu nhưng các mẹ bầu vẫn cần biết chi tiết khi nào và tại sao buộc phải sinh mổ. Ngay cả khi mẹ bầu lập kế hoạch sinh thường thì cũng hãy chuẩn bị khả năng có thể vẫn phải sinh mổ và nên chuẩn bị tinh thần cho cuộc phẫu thuật này. Dưới đây là những điều mẹ bầu cần biết về sinh mổ: 1. Sinh mổ có thể an toàn hơn nếu tình thế buộc phải sinh mổ Theo Tiến sĩ Tony Tan, một chuyên gia sản phụ khoa tại Trung tâm phụ khoa dành cho phụ nữ Raffles (Singapore), sinh mổ an toàn hơn sinh qua đường âm đạo trong các trường hợp sau đây:
- Bé nằm ở vị trí ngang, xiên hoặc chéo. - Sinh đa thai mà một trong các bé không nằm ở vị trí đầu quay xuống dưới. - Thai nhi có biểu hiện tiến triển kém và chậm trong quá trình chuyển dạ. - Một số vấn đề y tế như tiền sản giật. - Tử cung mở chậm. Sinh mổ lần đầu có nghĩa là mẹ bầu có nhiều khả năng cần sinh mổ lần sau nữa.
Sinh mổ lần đầu có nghĩa là mẹ bầu có nhiều khả năng cần sinh mổ lần sau nữa, vì vậy đây là điều cần lưu ý nếu mẹ bầu lập kế hoạch sinh nhiều con. "Dù sinh mổ cũng rất an toàn, nhưng chúng ta cần phải biết rằng sinh mổ càng nhiều nguy cơ biến chứng càng tăng lên" - Tiến sĩ Tan khuyến cáo. "Sinh mổ nhiều lần cũng làm tăng nguy cơ vỡ tử cung, sót nhau thai khi nhau thai bám quá sâu vào thành tử cung và lưu thai không giải thích được" - Tiến sĩ Tan nói thêm. 3. Trẻ sinh mổ không bị nhiễm vi khuẩn của người mẹ Không giống như trẻ sinh mổ, khi sinh qua đường âm đạo, trẻ sơ sinh có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn từ đường sinh dục của mẹ xâm nhập vào. Một số người đã đề xuất ý tưởng đặt một miếng gạc trong âm đạo của người mẹ khi sinh bé để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể của đứa trẻ. Đề xuất này là do một số vi khuẩn từ âm đạo của người mẹ có thể thực sự gây hại cho em bé. Nhưng hầu hết các cơ quan y tế không sẵn sàng làm điều này. 4. Thời gian phục hồi lâu hơn Theo Tiến sỹ Tan, thời gian phục hồi cho các ca sinh mổ lâu hơn một chút so với sinh qua đường âm đạo. Trung bình, hầu hết bệnh nhân có thể hoạt động gần như bình thường 3 đến 7 ngày sau khi sinh mổ, trong khi sinh qua đường âm đạo chỉ mất 2 đến 4 ngày.
5. Cơn đau dữ dội hơn Một số phụ nữ muốn sinh mổ để tránh những cơn đau đẻ hoặc để thoát khỏi các tác dụng phụ khó chịu như mũi khâu tầng sinh môn. Nhưng sinh mổ là phẫu thuật bụng và cơn đau thực sự kéo dài lâu hơn. Vết khâu sinh mổ hồi phục ở mức độ khác nhau, đặc biệt là các mũi khâu cơ bản trong lớp cơ mất nhiều thời gian để lành hẳn (khoảng 12 tuần). Trong thời gian nghỉ dưỡng từ 4 đến 6 tuần, người mẹ sinh mổ có thể cảm thấy tê, ngứa ran và ngứa ở chỗ rạch.
Nếu người mẹ mang thai sinh đôi hoặc một em bé quá lớn, thì vết rạch lớn hơn là cần thiết. Trong thời gian nghỉ dưỡng từ 4 đến 6 tuần, người mẹ sinh mổ có thể cảm thấy tê, ngứa ran và ngứa ở chỗ rạch. Mẹ sinh mổ còn phải để ý đến các dấu hiệu của nhiễm trùng: Nếu khu vực rạch có màu đỏ, sưng hoặc mưng mủ, hoặc nếu bị sốt có nghĩa là vết mổ bị nhiễm trùng. Người mẹ có thể sinh con bằng âm đạo sau khi có một lần sinh mổ không? Người mẹ vẫn có thể sinh thường sau khi trải qua 1 lần sinh mổ. Cứ 5 mẹ thì có 3 đến 4 mẹ vẫn chọn sinh thường dù đã từng sinh mổ. Bác sĩ Tan gợi ý một số yếu tố quan trọng nếu mẹ nào đang cân nhắc sinh thường sau khi đã từng sinh mổ:
Ưu điểm của sinh thường sau khi đã từng sinh mổ: Giảm mất máu, giảm các biến chứng sau sinh như nhiễm trùng vết thương, bớt đau đớn và thời gian phục hồi ngắn hơn. Theo Helino
|