Tâm lý
   Những cách khiến trẻ tự tin từ khi mới chập chững biết đi
 

Ngừng so sánh, chú ý lời nói của mình, không đẩy con đi quá xa và quá nhanh, bố mẹ sẽ giúp con thoải mái để tự tin hơn.

Nếu cảm thấy con nhút nhát, những cách được tạp chí Parents đưa ra dưới đây có thể giúp bạn.

1. Ngừng so sánh

So sánh con với người khác không bao giờ là ý tưởng tốt. Thay vào đó, bố mẹ hãy tập trung vào những điều khiến con nổi bật và giúp con thấy được một phần đặc biệt trong tính cách của chúng. Nếu trẻ không giỏi ở những môn thể thao nhưng lại rất thích vẽ, hãy đăng ký lớp học nghệ thuật để chúng có thể sống chung với những đứa trẻ khác có cùng sở thích.

"Điều đó sẽ làm tăng sự tự tin của con, khiến con thoải mái hơn trước người khác", Lynne Milliner, bác sĩ nhi khoa ở Cleveland (Ohio, Mỹ) nói. 

2. Chú ý lời nói của bạn

Khi trẻ đang ôm chặt bố mẹ từ phía sau và từ chối nói lời chào với ông nội, nhiều phụ huynh sẽ thay mặt con xin lỗi bằng câu nói "Xin lỗi ông, con bé là đứa trẻ nhút nhát". Cách nói này có thể khiến con bị tổn thương và trở nên nhút nhát hơn. Thay vào đó, bạn có thể nói với con rằng "Con đang cảm thấy ngại ngùng có đúng không? Không sao cả. Con có thể nói lời chào khi đủ sẵn sàng".

TS Tina Payne Bryson, chuyên gia về nuôi dạy con cái cho rằng bố mẹ cần lưu ý và tỏ ra tinh tế khi nói chuyện. "Con là đứa trẻ nhút nhát" là cách nói khẳng định bản chất không thể thay đổi của trẻ. Còn nói "con đang cảm thấy" ý chỉ một trạng thái tạm thời. Nó sẽ giúp con hiểu được rằng sự nhút nhát có thể chuyển biến tích cực và bố mẹ luôn tin tưởng vào sự sẵn sàng, tự tin hơn của con.

Ảnh: PsyCom

3. Hãy là tấm gương cho con

Sara Lise Raff, nhà tư vấn giáo dục, cho rằng bố mẹ nên là ví dụ về sự thân thiện trước mặt con cái bởi trẻ thích bắt chước hành vi của người lớn. Vì vậy, nếu bạn thấy thoải mái với những người khác, trẻ cũng cảm thấy không có gì phải lo sợ và trở nên tự tin hơn.

4. Cho con thấy trước kế hoạch

Nếu bạn biết trước con sẽ tham dự một sự kiện hay trò chơi nào đó, hãy giải thích chi tiết những gì bạn và chúng sẽ làm.Ví dụ, trước khi đi dự tiệc sinh nhật, bạn nên nói cho con biết sẽ có ai ở đó, chuyện gì sẽ xảy ra, chẳng hạn mọi người sẽ hát bài Happy Birthday, rồi ăn bánh và cùng chơi trò chơi. Làm như vậy, con sẽ cảm thấy đỡ bỡ ngỡ hơn.

5. Để con gắn bó với những nhóm nhỏ

Ngay cả một đứa trẻ thường ra ngoài cũng có thể cảm thấy choáng ngợp khi xung quanh có những nhóm với quá nhiều người. Vì vậy, đối với đứa trẻ có phần nhút nhát, một căn phòng đầy trẻ con đang la hét có thể khiến chúng cảm thấy như bị tra tấn. 

Ở giai đoạn trẻ mới chập chững biết đi, bạn chỉ nên cho con tham gia những trò chơi với sự tham gia của một vài người. Sau đó, khi con bắt đầu cảm thấy thoải mái, bạn có thể giới thiệu cho chúng những đứa trẻ khác hoặc đăng ký vào một lớp học nào đó, nơi có nhiều trẻ hơn.

6. Đừng đẩy con tới chỗ khó nhưng cũng đừng bảo vệ quá mức

Nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ bị đẩy đi quá xa, quá nhanh sẽ dễ dàng rút lui trước mọi trường hợp.

"Những đứa trẻ nhút nhát cảm thấy không chắc chắn và lo lắng trong một số tình huống xã hội. Khi phụ huynh buộc con tham gia vào hoạt động nào đó, chúng sẽ trở nên lo lắng hơn và ít có khả năng sẵn sàng thử lại vào những lần sau", TS Tina Payne Bryson nói. Nếu con nhấn mạnh không muốn làm điều gì đó, hãy cho con biết bạn sẽ ở bên cạnh để chúng có cảm giác an toàn chứ đừng ép buộc.

Tuy không nên ép buộc, đẩy con tới chỗ khó, chuyên gia vẫn cho rằng bố mẹ phải tạo cho chúng cơ hội thành công ở những tình huống mới, tránh bao bọc quá mức. Hãy động viên con tham gia những thử thách mới, cho con biết rằng bố mẹ sẽ luôn ở bên và đồng hành cùng con để chúng cảm thấy an toàn và tự tin hơn.

7. Khen ngợi sự tự tin của con và trao cho chúng tình yêu thương

Ngay cả khi đó con có một bước tiến rất nhỏ, bạn cũng nên cho chúng biết rằng bạn rất tự hào về sự tiến bộ đó.

Ngoài ra, bố mẹ cần ưu tiên xây dựng một sự gắn bó an toàn và yêu thương đối với con bằng cách trao cho chúng thật nhiều cái ôm, hôn mỗi ngày. Biết bạn luôn ở bên quan sát và sẵn sàng hỗ trợ khi cần thiết, con sẽ tự tin hơn. 

Nguồn https://vnexpress.net

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bảo vệ trẻ trong thế giới ảo: Giải pháp từ gia đình (2/11)
 Lời nói vô tình, tổn thương con trẻ (31/10)
 Không nên để trẻ xem tivi, dùng điện thoại... quá 30 phút mỗi ngày (29/10)
 Học làm chị hai (29/10)
 Dạy con biết chia sẻ (27/10)
 Con đến lớp kể “Đêm bố toàn bắt nạt mẹ“: Trẻ 3 tuổi mau quên nhưng nhớ sâu 5 điều... (27/10)
 Tiếp xúc điện thoại, iPad sớm sẽ ảnh hưởng khả năng ngôn ngữ của trẻ (26/10)
 Cách dạy bé lớp 1 tính nhẩm bằng phương pháp Finger Math (25/10)
 6 thói quen xấu bất kỳ đứa trẻ nào cũng mắc phải nhưng lỗi lại là... do bố mẹ (22/10)
 Không giáo dục trẻ em bằng đòn roi, quát mắng (20/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i