Sức khoẻ
   Cách khắc phục tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ
 

Phụ huynh nên thường xuyên theo dõi các chỉ số tăng trưởng của trẻ, lên thực đơn hợp lý, chế biến thực phẩm đúng cách.

Nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng trẻ em Việt Nam gần đây của Viện Dinh dưỡng cho thấy tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi là 27,8%; thiếu kẽm là 69,4%. Có 13% trẻ em Việt Nam (khoảng một triệu em) dưới 5 tuổi thiếu vitamin A tiền lâm sàng.

Nguyên nhân chính của tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng là do khẩu phần ăn không cung cấp đủ nhu cầu cơ thể. Điều tra của Viện Dinh dưỡng cho thấy khẩu phần người Việt Nam hiện chưa đáp ứng đủ 100% nhu cầu về các vitamin và chất khoáng - một trong 4 nhóm dinh dưỡng quan trọng nhất đối với sức khỏe con người.

Bổ sung vi chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong sự phát triển trí tuệ, thể chất của trẻ.

Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng là nguyên nhân khiến trẻ em bị suy dinh dưỡng, thấp còi, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, tăng nguy cơ tử vong, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất khi trưởng thành, giảm phát triển trí tuệ và chỉ số IQ, giảm năng suất lao động khi trưởng thành. Thiếu vi chất dinh dưỡng có thể gây nhiều bệnh lý nguy hiểm, dẫn đến tàn phế: thiếu vitamin A gây bệnh khô mắt, mù lòa; thiếu sắt làm thiếu máu; thiếu iốt khiến bé bị bướu cổ, đần độn, thiếu can-xi gây còi xương...

Giải pháp để bé có dinh dưỡng đúng và đủ

Bác sĩ chuyên khoa 2 Đỗ Thị Ngọc Diệp - Phó Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho biết những nguyên nhân chính của tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng ở trẻ em là do thiếu kiến thức và thực hành tốt về chế độ dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân và môi trường chưa tốt hay một số bệnh lý ở đường tiêu hóa. Nhiều phụ huynh còn thiếu kiến thức về nhu cầu dinh dưỡng và các vi chất dinh dưỡng hàng ngày của trẻ; không biết cách chọn các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng; chế biến, bảo quản thực phẩm không đúng cách; không tẩy giun định kỳ...

Để giải quyết tình trạng này cần có các chương trình phổ cập kiến thức về nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi; cách lên thực đơn, lựa chọn thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng; sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm đúng cách để bảo toàn các vi chất dinh dưỡng. Đồng thời để có thể đánh giá tình trạng dinh dưỡng của con mình, các bậc cha mẹ nên theo dõi cân nặng, chiều cao bé định kỳ hàng tháng, so sánh với các biểu đồ tăng trưởng. Cách khác là tính chỉ số cơ thể (Body Max Index- BMI) theo tuổi, theo giới để biết tình trạng dinh dưỡng của con bình thường không và có giải pháp can thiệp kịp thời.

Muốn lên thực đơn hợp lý, trước tiên cha mẹ cần biết nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị của con mình là bao nhiêu và thành phần dưỡng chất có trong mỗi thực phẩm. Để có kiến thức này, mẹ có thể dựa trên nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị (RDA - Recommended dietary allowance) do Bộ Y tế ban hành. Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị thường bao gồm thông tin về nhu cầu về năng lượng, các chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất dành cho người Việt Nam theo từng độ tuổi, giới tính.

Bảng nhu cầu khuyến nghị về năng lượng cho người Việt Nam (kcal/ngày). Nguồn: Viện Dinh dưỡng.

Sau khi tìm hiểu được nhu cầu về năng lượng, các nhóm dưỡng chất của con, mẹ còn cần biết được trong mỗi thực phẩm chứa bao nhiêu hàm lượng dinh dưỡng. Ở nhóm vi chất, mẹ có thể bổ sung cho con qua các thực phẩm tự nhiên nguồn gốc thực vật và động vật.

Hàm lượng sắt và vitamin A có trong 100g thực phẩm. Nguồn: Viện Dinh dưỡng.

Ngoài nguồn thực phẩm tự nhiên, phụ huynh có thể lựa chọn bổ sung vi chất dinh dưỡng qua các thực phẩm chế biến sẵn đã được tăng cường thêm vi chất như muối, hạt nêm, bột canh bổ sung iốt; nước mắm tăng cường sắt; bánh quy bổ sung sắt, kẽm; ngũ cốc bổ sung can-xi, vitamin... Để nắm được hàm lượng dưỡng chất mà các thực phẩm này mang lại, mẹ có thể tham khảo thông tin dinh dưỡng (Nutrition Information) in trên bao bì.

Bác sĩ Ngọc Diệp cho biết thêm, thông tin dinh dưỡng nếu có so sánh với nhu cầu khuyến nghị về dinh dưỡng hàng ngày sẽ dễ dàng cho người tiêu dùng và các bậc cha mẹ xây dựng khẩu phần ăn dinh dưỡng cho con mình. Nhiều quốc gia quy định thông tin dinh dưỡng của sản phẩm phải có so sánh nhu cầu khuyến nghị về dinh dưỡng hàng ngày và cho biết sản phẩm cung cấp bao nhiêu % nhu cầu dưỡng chất đó của đối tượng sử dụng (thể hiện qua chỉ số Percent of Daily Value, viết tắt % DV). Ví dụ trên bao bì ghi 15% canxi với mức nhu cầu năng lượng khuyến nghị 2.000kcalo, nghĩa là sản phẩm đó cung cấp 15% lượng canxi mỗi ngày cho người trưởng thành lao động mức độ nhẹ.

Nguồn https://suckhoe.vnexpress.net

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 5 cách đơn giản xử trí ho, cảm lạnh ở trẻ bà mẹ nào cũng cần biết (1/11)
 Chăm sóc dinh dưỡng sớm - Giải pháp giảm suy dinh dưỡng bền vững (31/10)
 Rất nhiều bệnh khiến trẻ bị suy dinh dưỡng (23/10)
 7 bài thuốc chữa ho hiệu quả cho trẻ trong mùa lạnh (23/10)
 Vì sao trẻ ngủ không ngon giấc (22/10)
 Cách hay để trẻ không mắc bệnh tiêu hoá mùa lạnh (20/10)
 Trẻ mắc sởi tăng 22 lần, Bộ Y tế mở chiến dịch tiêm ngừa miễn phí (19/10)
 Bộ Y tế chỉ đạo các đơn vị phối hợp, tập trung ứng phó dịch bệnh (18/10)
 Chăm sóc răng miệng trẻ em (15/10)
 Chăm sóc trẻ bệnh sởi đúng cách tại nhà (13/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i