Sức khoẻ
   Giúp con “né” thủy đậu khi đi nhà trẻ
 

Một thống kê cho thấy, 90% số ca nhiễm thủy đậu là trẻ em từ 2 – 7 tuổi, do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Đặc biệt, trong các môi trường đông đúc như nhà trẻ, trường học, trẻ càng có nhiều nguy cơ bị lây nhiễm căn bệnh này.

Vì sao thủy đậu dễ bùng phát ở các trường học?

Bệnh thủy đậu hiện đang có xu hướng tăng mạnh qua các năm. Từ đầu năm 2018 đến nay, các bệnh viện đã tiếp nhận hàng nghìn trẻ em và có cả người lớn đến thăm khám và chữa trị, có tháng ghi nhận khoảng 3.000 bệnh nhân mắc bệnh. Riêng năm 2017, cả nước ghi nhận gần 40.000 ca, tăng gần 50% so với năm 2016. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó, trẻ em có tỉ lệ mắc bệnh cao nhất.

Môi trường nhà trẻ đông đúc là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm thuỷ đậu và dễ bùng phát thành dịch (hình minh hoạ)

Thuỷ đậu là bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng trong không khí. Điều này có nghĩa là không cần phải tiếp xúc trực tiếp (ôm, nắm tay, quàng vai…) hoặc gián tiếp (dùng chung đồ chơi), trẻ vẫn có thể bị lây thủy đậu nếu chỉ trò chuyện cùng nhau. Đáng ngại hơn nữa, người bệnh có thể lây bệnh cho người xung quanh ngay trong thời gian ủ bệnh (từ 10 – 14 ngày trước khi nổi những bóng nước). Chính vì cơ chế lây nhiễm ngấm ngầm này mà ngay cả những bé được bố mẹ bảo vệ cẩn thận (thường cho bé nghỉ học để cách ly khi phát hiện trong lớp có bé bị bệnh) cũng khó lòng tránh khỏi.

Những biến chứng tiềm ẩn

TS Nguyễn Văn Lâm - Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung Ương cho biết thêm, bệnh thủy đậu kéo dài từ 7 đến 10 ngày. Nếu không có biến chứng, các mụn nước sẽ vỡ, khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo. Thế nhưng trẻ nhỏ (dưới 5 tuổi) chưa biết cách thể hiện chính xác những cảm giác đau, khó chịu để bố mẹ hiểu, đồng thời khó kiểm soát các cơn ngứa ngáy do bệnh gây ra. Hậu quả là trẻ thường dùng tay gãi, làm vỡ các mụn nước, tăng nguy cơ để lại sẹo sau này. Ngoài ra, bệnh cũng có thể gây các biến chứng như nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết, viêm não, viêm phổi... Những trẻ đang bị bệnh, mắc chứng suy giảm miễn dịch hoặc dùng corticoid kéo dài, trẻ nhỏ dưới 6 tháng và các trường hợp khác dễ diễn biến bệnh nặng và biến chứng.

Viêm phổi do thuỷ đậu (Hình minh hoạ).

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo tiêm vắc-xin là cách phòng bệnh hiệu quả. Hơn 90% người đã tiêm phòng sẽ tránh được hoàn toàn căn bệnh này. Khoảng 5-10% còn lại có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng song thường nhẹ, với rất ít nốt đậu (dưới 50 nốt), thường không gặp biến chứng. Trong đó trẻ em từ 12 tháng đến 12 tuổi cần được tiêm 1 liều vắc-xin ngừa thủy đậu, thanh thiếu niên từ 13 tuổi trở lên cần được tiêm 2 liều (cách nhau ít nhất 6 tuần).

 

Thời điểm nào nên tiêm ngừa thủy đậu cho trẻ?

Mùa cao điểm bùng phát thủy đậu thường rơi vào khoảng tháng 1 – tháng 5 hằng năm. Tuy vậy, trong những năm qua, đã có nhiều trường hợp phát hiện ổ bệnh thủy đậu vào các thời điểm khác trong năm. Vì vậy, các chuyên gia dịch tễ khuyến cáo các bậc phụ huynh đừng đợi đến đợt cao điểm mới đưa con đi tiêm ngừa. Hơn nữa, việc tiêm ngừa cho trẻ trước hoặc sau mùa dịch còn giúp cha mẹ tránh được tình trạng khan hiếm vắc-xin, chen chúc tại các trung tâm tiêm chủng. Điều này cũng giúp trẻ có kháng thể thích nghi trong cơ thể, chuẩn bị sẵn sàng cho đợt dịch thủy đậu có thể xảy đến.

Nếu trẻ đã đủ 12 tháng tuổi, bố mẹ hãy đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ tư vấn và tiêm ngừa trước khi bé có nguy cơ bị lây nhiễm. Ngoài ra, để có thêm thông tin hữu ích về cách phòng bệnh thủy đậu, truy cập ngay fanpage: https://www.facebook.com/chandungheluytuthuydau/ hoặc website: http://www.tiemphongvacxin.com hoặc gọi tổng đài tư vấn miễn phí 1800 54 54 59

 *Đây là bài viết nằm trong chương trình truyền thông cộng đồng của Hội y học dự phòng Việt Nam, được tài trợ bởi VPĐD MSD vì mục đích giáo dục.

Nguồn https://suckhoedoisong.vn

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Chăm sóc trẻ bị bệnh tay - chân - miệng? (4/10)
 Chuyên khoa Nhi: Không phải cứ thấy con ho, sốt là cho dùng kháng sinh (4/10)
 Bệnh tay chân miệng xuất hiện chủng vi rút nguy hiểm gây tăng đột biến (2/10)
 Hy vọng mới cho trẻ bị bệnh lý lồi ngực (1/10)
 Cảnh giác với bệnh cúm khi chuyển mùa (28/9)
 Bệnh tay chân miệng tăng đột biến, lo ngại bùng phát ở TP HCM (28/9)
 Cách chăm sóc trẻ bị tay-chân-miệng tại nhà (27/9)
 Cách phòng bệnh sởi cho trẻ sơ sinh dưới 9 tháng tuổi và trẻ mầm non (26/9)
 Vệ sinh mắt, mũi giúp trẻ không dễ ốm khi giao mùa (24/9)
 Chất xơ cần ở bệnh nhân táo bón (22/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i