Sức khoẻ
   Chăm sóc trẻ bị bệnh tay - chân - miệng?
 

Con tôi 4 tuổi. Bé bị sốt nhẹ, biếng ăn 2 ngày thì ở lòng bàn tay và bàn chân rải rác mấy mụn nước. Không biết đó có phải bệnh tay - chân - miệng hay thủy đậu? Xin bác sĩ tư vấn cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh chân - tay - miệng?

Nguyễn Văn Định (nguyendinh@gmail.com)

Bệnh tay - chân - miệng và bệnh thủy đậu đều là bệnh do virut gây ra nhưng chủng loại virut khác nhau. Bệnh thủy đậu hay gặp vào mùa đông - xuân, còn bệnh tay - chân - miệng hay gặp vào mùa hè. Tuy nhiên, hai bệnh này vẫn xảy ra rải rác quanh năm. Triệu chứng đầu tiên thường là sốt nhẹ, biếng ăn, mệt mỏi và có viêm long đường hô hấp. Chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm máu tìm chủng virut gây bệnh, kết hợp thăm khám lâm sàng. Nếu bệnh tay - chân - miệng sau sốt 1-2 ngày trẻ bắt đầu đau miệng. Khám họng trẻ có thể phát hiện các chấm đỏ nhỏ, sau đó biến thành các bọng nước và thường tiến triển đến loét. Các tổn thương này có thể thấy ở lưỡi, nướu và bên trong má. Ban xuất hiện trong vòng 1 - 2 ngày với các tổn thương phẳng trên da hoặc có thể gồ lên, màu đỏ và một số hình thành bọng nước. Ban này không ngứa (đây là đặc điểm khác với ban thủy đậu có ngứa) thường khu trú ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân. Vì ban điển hình thường xuất hiện ở các vị trí tay, chân, miệng nên bệnh có tên bệnh tay - chân - miệng. Tuy nhiên, ban có thể xuất hiện ở mông. Một số trường hợp, ban chỉ xuất hiện ở miệng mà không thấy ở các vị trí khác.

Cho tới nay, chưa có thuốc đặc trị cho loại bệnh này nên phương pháp chủ yếu là chăm sóc dinh dưỡng và theo dõi diễn biến của bệnh. Dùng thuốc hạ sốt, giảm đau nếu sốt cao trên 380C. Tuyệt đối không được chọc vỡ các bọng nước trên da. Tại các vị trí bị thương tổn ngoài da, bôi các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm. Bệnh nhân cần được ăn đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu; Vệ sinh miệng thường xuyên bằng các dung dịch súc họng. Hiện tại vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh tay - chân - miệng nên biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa là hạn chế tiếp xúc với người bệnh. Khi trẻ bị bệnh nên cho nghỉ học để tránh lây cho trẻ khác. Trường hợp của bé, chị nên đưa đi khám tại cơ sở y tế để được tư vấn điều trị đúng với giai đoạn bệnh.

BS. Vũ Hồng Ngọc

Nguồn https://suckhoedoisong.vn

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Chuyên khoa Nhi: Không phải cứ thấy con ho, sốt là cho dùng kháng sinh (4/10)
 Bệnh tay chân miệng xuất hiện chủng vi rút nguy hiểm gây tăng đột biến (2/10)
 Hy vọng mới cho trẻ bị bệnh lý lồi ngực (1/10)
 Cảnh giác với bệnh cúm khi chuyển mùa (28/9)
 Bệnh tay chân miệng tăng đột biến, lo ngại bùng phát ở TP HCM (28/9)
 Cách chăm sóc trẻ bị tay-chân-miệng tại nhà (27/9)
 Cách phòng bệnh sởi cho trẻ sơ sinh dưới 9 tháng tuổi và trẻ mầm non (26/9)
 Vệ sinh mắt, mũi giúp trẻ không dễ ốm khi giao mùa (24/9)
 Chất xơ cần ở bệnh nhân táo bón (22/9)
 Trẻ khỏe mạnh bước vào năm học mới, cha mẹ cần chú ý những gì? (21/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i