Ngay từ nhỏ, Tiểu Tường đã bú rất chậm và điều đáng lo ngại hơn cả là từ khi ăn dặm, bé cứ ăn vào là nôn. Cuối cùng các bác sĩ đã phát hiện ra căn bệnh hiếm gặp mà bé mắc phải.
Bé bú rất chậm, ăn vào là nôn
Khi bé Tiểu Tường mới sinh ra, tốc độ bú sữa của bé rất chậm. Khi Tiểu Tường được 5 tháng tuổi, mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm, mỗi lần ăn thực phẩm khác sữa, bé đều nôn. Mẹ bé Tiểu Tường chỉ còn cách là cho bé ăn thức ăn dạng loãng.
Khi bé Tiểu Tường được 1 tuổi, mỗi lần ăn thức ăn dạng rắn, bé Tiểu Tường lại tiếp tục bị nôn. Đưa con đi khám, bác sĩ phát hiện bé Tiểu Tường mắc phải căn bệnh hiếm gặp - tắc nghẽn môn vị, môn vị của bé Tiểu Tường có cấu tạo bẩm sinh giống lớp màng, cản trở thức ăn xuống đường ruột nên mỗi lần bé Tiểu Tường ăn đều nôn.
Tiếp nhận ca bệnh của bé Tiểu Tường là bác sĩ Lý, trưởng khoa nhi tại bệnh viện Từ Tế (Đài Loan). Bác sĩ Lý cho biết, sau khi chụp X quang, bác sĩ Lý thấy dạ dày của bé Tiểu Tường phình to, tiến hành kiểm tra nội soi và phát hiện cấu tạo lớp màng bẩm sinh tại môn vị, đây là nguyên nhân cản trở thức ăn xuống đường ruột, thức ăn dạng loãng có thể thẩm thấu qua màng, nhưng thức ăn dạng rắn sẽ bị cản lại nên bé sẽ bị nôn.
Bác sĩ Lý thấy dạ dày của bé Tiểu Tường phình to, tiến hành kiểm tra nội soi và phát hiện cấu tạo lớp màng bẩm sinh tại môn vị.
Bé Tiểu Tường có thể trạng gầy ốm so với các bạn cùng tuổi, cân nặng và chiều cao của bé đều phát triển chậm, do quá trình nôn kéo dài nên cơ thể bé không hấp thu đủ chất dinh dưỡng.
Bác sĩ Lý cho biết, thức ăn khi đưa vào miệng, sẽ đến thực quản tiến vào dạ dày tiêu hóa, sau đó thức ăn tiếp tục đến môn vị để xuống tá tràng, nếu đường dẫn thức ăn nhỏ hẹp, bị tắc hoặc trào ngược, sẽ xuất hiện triệu chứng nôn.
Tắc nghẽn môn vị là một bệnh bẩm sinh, tỉ lệ mắc bệnh là 1/1.000.000 trẻ sinh ra, nguyên nhân là do quá trình hình thành phôi thai chưa hoàn chỉnh. Nếu lối ra của môn vị càng nhỏ thì tình trạng của bệnh nhi càng nghiêm trọng. Trường hợp của bé Tiểu Tường, bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật, sau 1 tuần, bé Tiểu Tường có thể ăn uống bình thường.
Bác sĩ Lý cho biết, nhiều trẻ em bị nôn sữa, nguyên nhân đa phần là do trào ngược sinh lý. Hiện tượng này xảy ra trong thời gian ngắn, tần suất ít, sau ăn và không gây ra triệu chứng gì. 70% trường hợp trẻ em khỏe mạnh đều mắc hội chứng trào ngược sinh lý, 95% trẻ sẽ tự cải thiện khi đến 1 tuổi. Đến giai đoạn trẻ ăn thêm thực phẩm bên ngoài, nếu trẻ thường xuyên xuất hiện triệu chứng nôn và không thể ăn thực phẩm rắn, hiện tượng này không đơn thuần giống như nôn sữa, bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để tiến hành kiểm tra.
Hội chứng hẹp môn vị (tắc nghẽn môn vị) là gì?
Hẹp môn vị còn được gọi là tắc nghẽn môn vị, là tình trạng thường xảy ra ở trẻ em, ảnh hưởng đến việc mở môn vị giữa dạ dày và ruột non của trẻ. Môn vị là một van cơ bắp chứa thực phẩm trong dạ dày cho đến khi nó đã sẵn sàng cho giai đoạn tiếp theo trong quá trình tiêu hóa. Khi bị hẹp môn vị, các van này dày lên, khiến cho thức ăn không thể vào ruột non của trẻ.
Bệnh nhân tắc nghẽn môn vị đa phần là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, đặc biệt là ở bé trai. Trẻ trên 6 tháng tuổi hiếm khi mắc bệnh. Thỉnh thoảng, tắc nghẽn môn vị cũng xảy ra ở người trưởng thành.
Những dấu hiệu và triệu chứng tắc nghẽn môn vị là gì?
Tắc nghẽn môn vị khiến trẻ bị nôn mạnh sau khi bú do sữa không thể lưu thông từ dạ dày vào ruột non. Tình trạng nôn mửa này nghiêm trọng hơn trào ngược thường gặp ở trẻ sơ sinh và sẽ ngày càng tệ hơn. Các bé sẽ không thể bổ sung đủ nước khiến cơ thể bị thiếu nước.
Trẻ cũng có thể bị đau bụng, ợ, đói liên tục, tuy nhiên lại khó lên cân và thậm chí bị sụt cân. Ngoài ra, trẻ mắc bệnh sẽ có thể xuất hiện khối u trong dạ dày. Chỗ u này chính là cơ dạ dày bị phù.
Bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện hoặc đi khám bác sĩ nếu trẻ:
- Luôn nôn sau khi ăn.
- Không chỉ trào thức ăn bình thường mà nôn mạnh ra ngoài.
- Ít vận động và cáu kỉnh bất thường.
- Tiểu tiện và đại tiện ít hơn hẳn.
- Không tăng cân hay thậm chí là sụt cân.
Theo Afamily