Sức khỏe và Phát triển
   Hạ sốt cho trẻ: Sai lầm của bố mẹ khi lau mát khiến trẻ sốt nặng hơn
 

Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Sang, cha mẹ không dùng thuốc hạ sốt cho trẻ khi trẻ chưa được khám bởi một bác sĩ chuyên khoa Nhi vì có thể làm âm tính các triệu chứng quan trọng.

1. Định nghĩa sốt

Nhiệt độ cơ thể trẻ em bình thường từ 36,5-37,5 độ C. Khi nhiệt độ từ 37,6-38,5 độ C gọi là tăng thân nhiệt.

Trẻ bị sốt là khi nhiệt độ đo ở nách lớn hơn hoặc bằng 37,5 độ C trở lên (lưu ý khi đo nhiệt độ ở nách, mọi người nên cộng thêm 0,5 độ C), còn nhiệt độ ở trực tràng lớn hơn hoặc bằng 38 độ C trở lên.

Trẻ dưới 3 tháng chỉ cần nhiệt độ đo ở trực tràng lớn hơn hoặc bằng 37,5 độ C được định nghĩa là sốt.

Nhiệt độ cơ thể bé có thể dao động trong ngày khoảng 0,5 độ C và thường thì chiều tối sẽ cao nhất và thấp hơn vào buổi sáng, do cơ chế hormone và nồng độ cortisol...

2. Trẻ bị sốt khi nào là xấu?

Khi sốt, cơ thể nóng lên, các men trong cơ thể vẫn hoạt động bình thường trong khi các men của vi khuẩn hay virus bị giảm hiệu quả. Khi đó, cơ thể vẫn "vận hành" trơn tru còn sự sinh sản của vi khuẩn thì chậm lại.

Nhiệt độ cơ thể trẻ em bình thường từ 36,5-37,5 độ C. (Ảnh minh họa)

Do đó, góp phần làm chậm sự lây lan của vi sinh vật. Tuy nhiên, sốt chỉ là một trong số rất nhiều cách mà loài người qua bao nhiêu năm tháng tiến hóa tạo ra để chống chọi với vi sinh vật ban đầu, cho nên vấn đề trẻ bị sốt dưới 38,5 độ chưa hẳn là xấu.

Sốt là xấu khi nó gây ra biến chứng mà biến chứng thường gặp nhất đó chính là co giật. Nếu trẻ có tiền căn sốt co giật trước đó thì khi bé sốt trở lại, cần tích cực hạ sốt.

3. Lưu ý khi trẻ bị sốt

- Trẻ dưới 4 tuần tuổi, đo thân nhiệt bằng nhiệt kế điện tử ở nách.

- Trẻ trên 4 tuần tuổi, dùng nhiệt kế điện tử ở đùi hoặc nhiệt kế hồng ngoại ở ngón tay/tai.

- Thuốc hạ sốt (paracetamol và ibuprofen) không được sử dụng thường quy hạ sốt cho trẻ với mục đích hạ thân nhiệt nếu trẻ đó được đánh giá không có dấu hiệu nguy hiểm. Bên cạnh đó, Paracetamol và Ibuprofen không được cho đồng thời ở trẻ đang sốt. Nếu không đáp ứng 1 loại ban đầu, sử dụng phối hợp, không dùng cùng lúc.

- Thuốc hạ sốt cho trẻ không ngăn ngừa được cơn co giật do sốt và không nên dùng cho mục đích phòng ngừa co giật do sốt.

- Lau mát không được khuyến cáo cho việc hạ sốt của bé. Lau mát không hạ sốt được, còn làm tăng sự khó chịu cho bé và gây rối loạn cơ chế điều hòa thân nhiệt ở trẻ, đặc biệt trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi.

- Phương pháp vật lý duy nhất chấp nhận cho việc hạ sốt là không mặc đồ quá nhiều hay ủ ấm khi trẻ bị sốt.

Phương pháp vật lý duy nhất chấp nhận cho việc hạ sốt là không mặc đồ quá nhiều hay ủ ấm cho bé khi sốt. (Ảnh minh họa)

4. Mốc can thiệp khi trẻ bị sốt

- Trẻ sốt từ 38,5-39 độ C: Không khuyến cáo điều trị thuốc hạ sốt.

- Trẻ sốt từ 39-40 độ C: Dùng đơn thuần 1 loại thuốc hạ sốt (nếu không hạ mới dùng xen kẽ loại thứ 2).

- Trẻ sốt từ 40 độ C trở lên: lau mát trước cho thân nhiệt giảm xuống dưới 40 độ C rồi dùng hạ sốt vì khi trên 40 độ C, hạ đồi bị ức chế, thuốc hạ sốt không tác dụng hoặc tác dụng kém.

5. Những lưu ý khi lau mát cho trẻ bị sốt

Chỉ nên lau mát khi:

- Không chắc nguyên nhân tăng nhiệt độ là sốt hay tăng thân nhiệt.

- Sốt kèm với 1 yếu tố làm tăng thân nhiệt như quấn chăn quá chặt, do dùng thuốc anticholinergics như atropine, ipratropium...

- Sốt kèm với bệnh nội thần kinh.

Cách lau mát và nhiệt độ phù hợp:

- Nhiệt độ của nước nên dưới nhiệt độ của bé 5 độ C (ví dụ bé sốt 41 độ C thì nước khoảng 35-36 độ C là vừa)

- Vừa lau mát vừa mở quạt.

6. Sai lầm của bố mẹ khi lau mát hạ sốt cho trẻ:

Mọi người có thể thấy rằng, lau mát và hạ sốt thì hạ thân nhiệt nhanh hơn việc hạ sốt đơn thuần trong 15 phút đầu. Nhưng chỉ dùng hạ sốt thì lại kiểm soát sốt tốt hơn sau 2 giờ bởi:

- Dùng lau mát có giúp giảm nhiệt độ 15 phút đầu nhưng 57% bố mẹ lau mát cho con sai cách như nước quá nóng hoặc quá lạnh (nhiệt độ khuyến cáo từ 29 - 30 độ C), lau không đúng 5 vị trí cần thiết (cổ, 2 hõm nách, bẹn, khoeo)... Nghĩa là lau mát sai cách có thể dẫn đến việc hạ sốt không hiệu quả.

- Dùng lau mát ở trẻ nhỏ có thể gây co mạch ngoại biên đột ngột, giảm tưới máu ngoại vi gây hạ thân nhiệt tay chân ngoại vi nhưng thân nhiệt trung tâm vẫn cao dẫn đến gây rối loạn điều hòa thân nhiệt. Vốn dĩ, ở trẻ nhỏ, cơ chế điều hòa nhiệt độ không hoàn chỉnh, bạn sẽ làm trẻ sốt cao hơn nữa sau khi lau mát 15 phút.

- Dùng lau mát ở trẻ nhỏ, các nghiên cứu chỉ ra rằng làm tăng sự khó chịu và bất tiện ở trẻ, trẻ quấy khóc nhiều hơn, khó chịu hơn... Và việc này cũng làm cho tình trạng sốt của bé cao hơn.

Nhiệt độ của nước nên dưới nhiệt độ của bé 5 độ C. (Ảnh minh họa)

7. Những lưu ý cho bố mẹ trong thời gian chờ thuốc tác dụng ở trẻ

- Đảm bảo con được nằm trên một mặt phẳng trống trải, không có vật dụng sắc nhọn hay vật có thể gây tổn thương con nếu con co giật.

- Đảm bảo trẻ được cởi bỏ đồ đang mặc, tránh tình trạng ủ ấm hoặc mặc quá nhiều quần áo.

- Thay vì lau mát khiến con khó chịu, bố mẹ hãy để con ngủ yên hoặc để con được nghỉ ngơi. Bố mẹ nên quan tâm đến việc bé nôn, ói và lập tức cho trẻ nằm nghiêng 1 bên hay bé bỏ bú hoặc đừ hơn thì báo ngay bác sĩ khám cho con.

8. Lời khuyên của bác sĩ

- Cha mẹ không nên áp dụng liều thuốc trên internet, mạng xã hội mà không có chỉ định hay sự đồng ý của bác sĩ, đặc biệt trẻ em.

- Cha mẹ không dùng thuốc hạ sốt cho trẻ khi trẻ chưa được khám bởi một bác sĩ chuyên khoa Nhi vì có thể làm âm tính các triệu chứng quan trọng.

- Khi trẻ bị sốt kèm một trong các triệu chứng sau thì phải đưa vào bệnh viện ngay:

+ Sốt trên 38,5 độ kèm dấu hiệu khó hạ sốt.

+ Sốt, bỏ bú.

+ Sốt, ngủ li bì, khó đánh thức.

+ Sốt, nôn ói liên tục, dù là nước.

+ Sốt, co giật.

+ Thấy con không khoẻ dù không sốt hay không gì cả.

Cha mẹ không dùng hạ sốt cho trẻ khi trẻ chưa được khám bởi một bác sĩ chuyên khoa Nhi. (Ảnh minh họa)

- Nếu trẻ bị sốt lớn hơn hoặc bằng 38,5 độ, bố mẹ hãy đưa con đến bác sĩ để được khám và xét nghiệm một cách chính xác, đầy đủ nhất. Đồng thời, bố mẹ cũng xử trí theo nhiệt độ như sau:

+ Từ 38-39 độ C, bố mẹ không cần làm gì cả nếu bác sĩ đánh giá con khỏe, không nguy hiểm. Bố mẹ cởi bỏ quần áo, tránh ủ ấm quá mức, cho con bú thêm sữa, nước.

+ Từ 39-40 độ C, bố mẹ nên dùng hạ sốt và cho con bú, uống nước nhiều. Không lau mát, ủ ấm cho con.

+ Trên 40 độ C, bố mẹ lau mát cho con xuống dưới 40 độ C rồi dùng hạ sốt. Ngoài ra, bố mẹ nên bổ trợ cho bé bú thêm sữa hoặc uống thêm nước, cởi bỏ quần áo mặc, tránh ủ ấm.

Theo Eva.vn

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Điều trị hormone tăng trưởng cho trẻ chậm phát triển chiều cao (12/6)
 Dùng điều hòa cho trẻ nhỏ thế nào để tránh đột tử? (17/5)
 Bé gái đi tiểu liên tục do nhiễm khuẩn E coli (15/5)
 Dị dạng mạch máu não khiến bé trai lên cơn động kinh (7/5)
 Thường xuyên khát nước, bé 9 tuổi bất ngờ phát hiện mắc tiểu đường (18/4)
 Liệu có thực sự đáng lo ngại nếu bố mẹ phát hiện con bị chân cong vòng kiềng? (11/4)
 Có nên để bản năng dẫn lối khi trẻ bị sốt? (3/4)
 Con trai mới 6 tháng tuổi đã 5 lần phẫu thuật, bà mẹ trẻ cảnh tỉnh trào lưu anti vắc xin (19/3)
 Chuẩn đoán sớm bệnh tự kỷ ở trẻ nhờ xét nghiệm máu và nước tiểu (26/2)
 Con bị u máu, bố mẹ tưởng có nốt ruồi son (30/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i