Trẻ sơ sinh
   Những điều mẹ mang bầu lần đầu phải biết để không bị "sốc" khi sinh nở
 

Quá trình sinh sẽ không kết thúc khi em bé chào đời, mẹ sẽ vẫn phải nằm trên bàn đẻ thêm một khoảng thời gian nữa.

Mang thai và sinh con là nghĩa vụ thiêng liêng của người mẹ. Đó cũng là áp lực khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy hoang mang, lo lắng. Những điều dưới đây nhất định chị em khi sinh con lần đầu cần phải nắm rõ.

Ngày sinh muộn hơn dự kiến

Những ngày cuối cùng chờ đợi em bé ra đời thường là một khoảng thời gian vô cùng hồi hộp. Mếu như đã quá ngày dự sinh em bé dường như vẫn chưa có dấu hiệu muốn ra ngoài thì lại thường khiến các mẹ bầu vô cùng lo lắng, bồn chồn. Nhiều cặp vợ chồng lần đầu trở thành bố mẹ sẽ vô cùng hoang mang và bất an. Tuy vậy nếu không có vấn đề gì nghiêm trọng, em bé vẫn hoàn toàn khỏe mạnh và muốn "ra muộn" hơn một chút. Trên thực tế, chỉ có 5% các bà bầu sinh đúng ngày dự sinh.

Rất ít mẹ bầu có thể sinh đúng vào ngày dự sinh. (Ảnh minh họa)

Gây tê ngoài màng cứng không có nghĩa là mất cảm giác

Phương pháp này chỉ gây tê cục bộ và thường mỗi mũi tiêm sẽ có tác dụng trong khoảng 1 tiếng trước khi tiêm mũi tiếp theo. Đôi khi mẹ bầu có thể cảm thấy bị co rút và vẫn cảm nhận được các cơn co thắt của tử cung. Phương pháp này giúp giảm đau và mẹ bầu vẫn sẽ tỉnh táo và vẫn cảm nhận được với toàn bộ cơ thể chứ không phải là sẽ hoàn toàn mất đi cảm giác. Tuy vậy nếu các cơn đau vẫn diễn ra liên tục, hãy phản hồi ngay với bác sĩ.

Không được phép ăn uống khi tiến hành gây tê ngoài màng cứng

Khi tiến hành gây tê ngoài màng cứng, bác sĩ sẽ yêu cầu thai phụ không được ăn uống thêm gì. Tuy nhiên nếu như để dạ dày trống rỗng và đối mặt với quá trình vượt cạn kéo dài, mẹ bầu rất có thể sẽ bị kiệt sức. Vậy nên đừng quên hãy ăn một bữa trọn vẹn để lấy sức trước khi đến bệnh viện

Khi đã gây tê màng cứng, mẹ sẽ không được ăn uống gì. (Ảnh minh họa)

Buồn đi vệ sinh

Với những bà mẹ trẻ lần đầu sinh con có thể cảm thấy đây là chuyện vô cùng xấu hổ và mất mặt. Tuy nhiên đây là tình huống xảy ra thường xuyên trong nhiều ca sinh, đặc biệt là sinh thường. Các bác sĩ và hộ lí cũng đã quá quen với chuyện này rồi nên các mẹ không nên lo lắng và xấu hổ nếu chuyện này xảy ra

Em bé đã chào đời vẫn chưa thể rời bàn sinh

Sau khi em bé đã chào đời, mẹ phải chờ thêm một khoảng thời gian nhất định để bác sĩ có thể đưa nhau thai ra ngoài. Nếu để sót nhau thai sẽ gây ra hậu quả khôn lường sau này. Sự thật là quá trình này diễn ra khá nhanh và thường không gây cảm giác đau đớn gì.

Bé có nhiều lông măng trên người

Nhiều em bé sẽ thấy lông tơ rất nhiều ở các vùng tay, vai và sau lưng. Tuy vậy các mẹ không quá lo vì thường đến khi bé được khoảng 1-4 tháng tuổi, lông tơ này sẽ tự rụng đi.

Hình dạng đầu bé thay đổi sau sinh

Có thể khi sinh thường, do sức đẩy hoặc do sự hỗ trợ của các kẹp sinh học trong những ca sinh khó sẽ khiến đầu bé bị ảnh hưởng đôi chút. Tuy vậy thường nếu mẹ sinh thường, hình dạng đầu bé sẽ phải mất một thời gian sau sinh trước khi khôi phục lại hình dạng tròn ban đầu.

Tá hỏa vì da em bé bị phủ lớp sáp trắng

Mẹ bầu đừng hốt hoảng bởi chất sáp trắng này sẽ giúp ngăn chặn sự mất nước, giống như lớp màng miễn dịch giúp bảo vệ da bé không bị nhiễm khuẩn sau sinh. Các bé sinh trước tuần thứ 40 thường da sẽ luôn có một lớp sáp trắng bao bọc như một màng bảo vệ.

Nhiều bé chào đời sẽ có một lớp sáp trắng phủ quanh người, thường được gọi là lớp gây. (Ảnh minh họa)

Cần mát-xa trước khi xuất viện

Các y tá sẽ thường tiến hành mat-xa và xoa nắn vùng bụng trước khi bạn ra viện để chắc chắn tử cung của bạn đã trở lại bình thường. Việc này sẽ gây ra cảm giác đau đớn nhưng là bước cần thiết để đảm bảo rằng quá trình sinh đã mẹ tròn con vuông

Thay đổi đồ lót sau sinh

Nhiều chị em có thể bị băng huyết hoặc rong kinh tới tận 6 tuần sau khi sinh. Chị em được khuyên nên mặc các loại đồ lót dạng lưới và sử dụng miếng lót dày một thời gian sau khi đã ra viện. Tuy nhiên hãy lưu ý để chọn chất liệu có thể khiến các chị em cảm thấy thoải mái.

Vệt đen mất đi, rốn nhỏ lại

Sau khi sinh, thường rốn của thai phụ vẫn khá to và có một số vệt đen. Tuy nhiên những vết này sẽ mất dần đi và dần khôi phục lại trạng thái ban đầu.

Theo Eva

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bé 8 tháng bị di chứng do ngã từ giường xuống đất: 3 mức độ cấp báo mẹ phải biết (16/7)
 Mách mẹ cách chữa khi trẻ sơ sinh bị nấc cụt (13/7)
 Trẻ sơ sinh hay vặn mình và giật mình chữa như thế nào? (10/7)
 Phòng khám tư chẩn đoán nhầm viêm màng não là sốt siêu vi, bé gái 6 tháng tuổi rơi vào nguy kịch (4/7)
 Bí ẩn về sự hình thành những vết bớt xanh trên cơ thể trẻ từ trong bụng mẹ (2/7)
 Những mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh giúp người lần đầu làm mẹ dễ thở hơn nhiều (22/6)
 Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình là do đâu? (18/6)
 Phân của trẻ sơ sinh: Thông điệp sức khỏe bé (14/6)
 Những dấu hiệu cho thấy bé nhà bạn đã sẵn sàng ngủ xuyên đêm (12/6)
 Cách tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh trong tiết giao mùa (1/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i