Trẻ sơ sinh
   Những dấu hiệu cho thấy bé nhà bạn đã sẵn sàng ngủ xuyên đêm
 

Nhận biết các dấu hiệu em bé đã sẵn sàng ngủ xuyên đêm sẽ giúp bạn dễ dàng rèn bé vào nếp ngủ ngoan.


Những thay đổi trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh diễn ra khá phức tạp và liên tục, vì thế nó sẽ trở thành thách thức trong việc chăm sóc đối với cha mẹ. Và một trong những vấn đề mà cha mẹ đặc biệt quan tâm trong các cột mốc phát triển của trẻ là: Khi nào thì con tôi có thể ngủ xuyên đêm?


Ngủ xuyên đêm có nghĩa là ngủ từ 8 đến 12 giờ mà không cần ăn vào ban đêm, bởi một trong những lý do khiến trẻ không thể ngủ xuyên đêm là vì trẻ hay bị đói. Vậy làm thế nào để nhận biết rằng bé nhà bạn đã sẵn sàng ngủ xuyên đêm. Thông thường, trước khi bé có thể ngủ qua đêm, bé sẽ đạt được một vài cột mốc phát triển và tăng trưởng sau:

1. Giảm phản xạ giật mình

Phản xạ giật mình hay còn được gọi là phản xạ Moro, đây là phản ứng không tự chủ của em bé khi bị giật mình bởi tiếng động lớn bất ngờ hoặc chuyển động đột ngột trong khi ngủ. Đứa trẻ có thể đột nhiên giật cơ thể, mở rộng cánh tay, chân, vòm lưng, và sau đó lặp lại những phản xạ đó một lần nữa. Các phản xạ thường sẽ giảm đáng kể và biến mất sau vài tháng khi bé lớn hơn.

Sau khi sinh được vài tháng, các phản xạ giật mình khi ngủ ở trẻ sẽ giảm bớt và trẻ có thể ngủ xuyên đêm một cách thoải mái (Ảnh minh họa)


2. Tăng khối lượng cơ thể

Hầu hết các chuyên gia đều chỉ ra rằng em bé trên 3 tháng tuổi và nặng hơn 6kg có thể bắt đầu ngủ xuyên đêm với một giấc dài khoảng 7-8 tiếng.

3. Ít ăn đêm hơn

Các chuyên gia về giấc ngủ ở trẻ em lưu ý rằng, đối với trẻ sơ sinh từ 3 đến 6 tháng tuổi, ngủ xuyên đêm có nghĩa là đi ngủ từ 7 hoặc 8 giờ tối cho đến 6 hoặc 7 giờ sáng hôm sau (11 đến 12 giờ đồng hồ) với một hoặc hai lần bú sữa vào lúc 11 hoặc 12 giờ đêm. Tuy nhiên khi các em bé đã đạt từ 6 tháng tuổi trở lên thì đã có thể bắt đầu ăn đầy đủ vào ban ngày và chúng có thể ngủ suốt 11 đến 12 tiếng vào ban đêm mà không lo thức dậy vì đói.

4. Tăng khả năng tự điều chỉnh

Một em bé có thể tự ngủ lại khi thức giấc vào ban đêm là một dấu hiệu phát triển trong quá trình ngủ xuyên đêm của trẻ (Ảnh minh họa)

Khi một em bé bắt đầu có thể tự mình ngủ lại khi thức giấc giữa chừng vào ban đêm thì đó là dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng cho việc ngủ xuyên đêm mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.


Những điều cha mẹ nên và không nên làm để hình thành cho bé thói quen ngủ xuyên đêm:

Nên:


- Thiết lập cho bé một thói quen ngay từ đầu theo chu kỳ EASY (ăn - chơi - ngủ và mẹ thư giãn) để con bạn biết điều gì bé sẽ cần làm tiếp theo trong ngày.


- Dạy cho trẻ cách tự đi ngủ khi buồn ngủ.


- Đặt bé lên giường ngủ sớm, nên đặt khi bé đã buồn ngủ nhưng chưa ngủ hẳn.


- Nhất quán trong việc đưa con vào giấc ngủ (cách ru ngủ, khung giờ ngủ,...).


- Cho bé ngủ trong một không gian thoải mái và an toàn.


- Ưu tiên giấc ngủ cho trẻ là trên hết.


- Tìm kiếm đến sự trợ giúp của các chuyên gia về giấc ngủ ở trẻ để được tư vấn.

Áp dụng một số biện pháp phù hợp có thể giúp cho bé nhà bạn hình thành thói quen ngủ xuyên đêm một cách dễ dàng (Ảnh minh họa)


Không nên:


- Bỏ qua những thói quen xấu của trẻ khi ngủ như ngủ trễ, hay thức giấc và chơi vào ban đêm,...


- Cho bé đi ngủ quá trễ. Đối với trẻ sơ sinh, việc cho trẻ ngủ sau 9 giờ tối có thể khiến trẻ dễ mệt mỏi và cáu kỉnh.


- Cho trẻ xem tivi hay các trò chơi kích thích hoạt động trước khi ngủ.


- Bỏ qua thời gian ngủ của trẻ: Thông thường sau một ngày dài với quá nhiều trải nghiệm thì trẻ sơ sinh cần phải được nghỉ ngơi bằng một giấc ngủ sâu và dài vào buổi tối. Vì vậy dù vì bất cứ lý do gì cũng đừng bỏ qua giấc ngủ vào ban đêm của con bạn.


- Sử dụng những phương tiện hỗ trợ như võng đưa, núm vú giả... để bé chìm vào giấc ngủ.


Việc sử dụng những vật dụng này có thể hình thành cho bé thói quen phụ thuộc vào chúng và khi không có những phương tiện trên hỗ trợ bé sẽ khó khăn hơn trong việc chìm vào giấc ngủ.


Các chuyên gia khuyên rằng, nếu em bé từ 4 đến 6 tháng tuổi vẫn thức dậy nhiều lần vào ban đêm, cha mẹ nên bắt đầu tìm ra lý do đằng sau việc bé thức dậy là gì. Nếu em bé không thức dậy do đói hoặc khó chịu, thì rất có thể lý do là bé nhà bạn mắc phải một số hội chứng mất ngủ. Cha mẹ có thể giải quyết những vấn đề này bằng cách tạo cho em bé nhà mình một thói quen ngủ lành mạnh.

Theo Phunu8

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Cách tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh trong tiết giao mùa (1/6)
 Từ A-Z những điều cần biết về viêm da mủ ở trẻ sơ sinh (1/6)
 Vạch trần 9 quan niệm lỗi thời về cách nuôi trẻ sơ sinh (21/5)
 Tất tần tật những thông tin cần biết về trẻ bị sốt virus (17/5)
 Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi, nguyên nhân và cách giải cứu bé yêu (15/5)
 Mẹ học cách massage này, hết lo con nhỏ quấy khóc mất ngủ (5/5)
 Những lưu ý khi mặc đồ cho trẻ sơ sinh mùa hè (2/5)
 Nếu trẻ không chịu ti mẹ và cũng không bú bình, vẫn còn một cách tuyệt vời khác để cho bé uống sữa (28/4)
 Dấu hiệu trẻ bị biến chứng sau tiêm văcxin cần lưu ý (24/4)
 5 vấn đề phát ban đỏ ở trẻ sơ sinh mẹ không nên bỏ qua (16/4)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i