Sức khỏe và Phát triển
   Cắn bút ngồi học bài, bé trai phải đi cấp cứu
 

Khi ngồi học bài, một bé trai 8 tuổi ở Lào Cai ngậm bút bi trong miệng nhưng không may bị sặc khiến đầu bút rơi vào họng. Các bác sĩ mất nhiều thời gian để tìm ra dị vật trong người trẻ.


Ngày 12-12, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết mới đây, các bác sĩ đã nội soi gắp dị vật là chiếc đầu bút bi cho một bé trai 8 tuổi.

Chiếc đầu bút bi được gắp ra khỏi cơ thể bệnh nhân (Ảnh:BSCC)

Trong khi ngồi học bài, bé trai Trần Văn H. (8 tuổi, ở Lào Cai) ngậm đầu bút bi trong miệng nhưng không may bị sặc, khiến đầu bút rơi vào phế quản, phải nội soi gắp dị vật. Sau khi vô tình nuốt phải chiếc đầu bút bi, gia đình đã đưa bé đến bệnh viện tuyến tỉnh kiểm tra và được các bác sĩ nội soi tai mũi họng và nội soi dạ dày nhưng không phát hiện dị vật.

Qua thăm khám, các bác sĩ nhận định tình trạng bé H. ổn định nên cho bé về nhà theo dõi. 3 ngày sau đó, bé H. có biểu hiện ho thành cơn, khó thở nhẹ khi gắng sức nên gia đình đưa vào Bệnh viện Nhi Trung ương. Khi nội soi phế quản cho bệnh nhi, các bác sĩ đã lấy ra dị vật là một đầu bút dài 1,4cm ở phế quản.

Sau gần 1 tuần điều trị, sức khỏe của bé H ổn định, không còn biểu hiện ho hay khó thở, các bác sĩ đã chỉ định cho bé H xuất viện.

Tai nạn nguy hiểm gây chết người

Theo bác sĩ Lê Thanh Chương - Khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ em thường có thói quen ngậm thức ăn hoặc nhặt đồ vật nhỏ bỏ vào miệng, người lớn trong khi làm việc đôi khi cũng hay ngậm bút hay các vật dụng nhỏ khác.

Vật lạ nằm trong miệng có thể vô tình rơi vào đường thở hay đường tiêu hóa khi nạn nhân đột ngột hít vào mạnh, cười lớn, khóc lớn, cảm thấy ngạc nhiên hoặc sợ hãi...Mọi lứa tuổi có thể bị dị vật đường thở. Tùy lứa tuổi mà dị vật có thể khác nhau: tuổi nhỏ thường là từ đồ ăn (hạt lạc, hạt hướng dương, hạt đậu, xương, tôm, cọng rau...) hoặc đồ chơi (đinh vít, còi nhỏ, mảnh nhựa...); tuổi học đường thường gặp dị vật từ dụng cụ học tập (đầu bút, lò xo, đinh bấm...); đôi khi dị vật đường thở là dụng cụ y tế như kim tiêm, kim diệt tủy răng.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo sặc, hóc dị vật là tai nạn nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong ngay do ngạt hoặc gây những tình trạng bệnh lý phức tạp như suy hô hấp, tràn khí màng phổi, chảy máu phổi, nôn máu, áp xe trung thất. Trường hợp trẻ bị sặc dị vật thì cần cấp cứu ngay tại chỗ bằng các kỹ thuật và phương tiện phù hợp. Sau đó, phải đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra, điều trị kịp thời.

Theo nld.com.vn

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ và những điều mẹ cần biết (7/12)
 Trẻ bị nhiệt miệng: Xử nhanh kẻo hại! (4/12)
 7 nguyên tắc khi dùng kháng sinh (20/11)
 Trẻ thiếu máu uống thuốc gì để điều trị dứt điểm? (15/11)
 Coi chừng trẻ nhiễm độc khi chơi trò tô tượng (10/11)
 7 thực phẩm mẹ Việt thường cho con ăn nhưng gây hại ngầm cực lớn (6/11)
 Trời lạnh mà thấy con gặp tình trạng này, cha mẹ cần đưa bé nhập viện khẩn cấp (2/11)
 Trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì tránh mất nước nhanh nhất? (31/10)
 "Bốn ấm một lạnh" là quy tắc mặc đồ cho trẻ mùa Đông mẹ cần biết (27/10)
 Trẻ thành thị béo phì, 50% cha mẹ không nghĩ con mình thừa cân vẫn nhồi ăn (24/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i