Sức khỏe và Phát triển
   Trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì tránh mất nước nhanh nhất?
 

Trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì để tránh mất nước nhanh nhất là bước quan trọng đầu tiên cần thực hiện cấp tốc để điều trị dứt điểm bệnh tiêu chảy ở trẻ.


Tiêu chảy là một trong những căn bệnh khiến nhiều mẹ đau đầu về cách xử lý nhất. Trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì tránh mất nước, nhanh trở lại với chế độ ăn uống hằng ngày là thắc mắc của nhiều mẹ sau sinh.
Tiêu chảy là hiện tượng đi ngoài dạng lỏng gây khó chịu. Nguyên nhân chính do nhiễm trùng dạ dày gây ra bởi vi khuẩn, virus hoặc kí sinh trùng. Các bệnh nhiễm trùng dạ dày phổ biến bao gồm các bệnh do vi khuẩn gây ra như E. Coli và một số loại bệnh tiêu chảy do virus gây ra như rotavirus gây tieu chảy ở trẻ sơ sinh.
Bé đi ngoài nhiều lần trong ngày có sao không?
Tùy theo sự phát triển của bé và việc bú sữa mẹ hay sữa ngoài mà số lần đi ngoài nhiều ít khác nhau. Trẻ bị tiêu chảy khi đi tiêu trên 3 lần trong 24 giờ và phân tiêu ra phải lỏng (loại phân có "nước nhiều hơn cái" và khác với ngày thường).

Tùy vào tình trạng phân của trẻ mà xác định bệnh và xem xét hướng điều trị tích cực

Nếu bé đi ngoài nhiều lần trong ngày nhưng mỗi lần là phân tròn, dạng viên nhỏ, cứng thì trẻ bị táo bón. Ngược lại, bé bú mẹ có thể tiêu phân sệt, có lúc tóe nước nhưng 2-4 ngày mới tiêu một lần thì hoàn toàn bình thường.
Triệu chứng thường thấy của trẻ bị tiêu chảy: Khóc ít hoặc không có nước mắt, môi lưỡi khô, mắt trũng, thóp lõm, véo da...

Trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì?
Khi bị tiêu chảy, trẻ mất nước và chất điện giải nhiều. Nguyên tắc điều trị bất di bất dịch là bù lại lượng nước và điện giải mà trẻ bị mất đi càng nhanh càng tốt. Mẹ có thể pha dung dịch oresol cho trẻ - đây là dung dịch tốt nhất để điều trị tiêu chảy.
Trường hợp trẻ bị tiêu chảy cấp, tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ kê đơn sử dụng một số thuốc sau:
Thuốc kháng sinh: Nếu nhận thấy phân trẻ có máu mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để điều trị và được bác sĩ để có hướng dẫn cụ thể. Cụ thể nếu tiêu chảy cấp do lỵ trực khuẩn Shigella thì dùng ciprofloxacin. Nếu do lỵ amip thì dùng metronidazol. Nếu do vi khuẩn tả thì có thể dùng azythromycin...
Sử dụng thuốc dạng bột khuấy đều trong thức ăn, cốc nước uống hoặc bình sữa cho trẻ uống ngay lập tức
Bổ sung kẽm cho trẻ dưới 6 tháng, định lượng 10mg/ngày. Trẻ trên 6 tháng, 20 mg/ngày. Thời gian sử dụng: 10-14 ngày
Mẹ lưu ý, không dùng thuốc chống nôn, cầm ỉa cho trẻ bị tiêu chảy cấp.
Trẻ bị đi ngoài nên ăn gì?
Khi bé tiêu chảy, để ngăn ngừa tình trạng mất nước, mẹ nên cho bé luân phiên uống những loại nước sau: nước đun sôi để nguội, nước dừa, sữa mẹ... Sữa mẹ được xem là thức ăn tốt nhất cho bé lúc này vì sữa mẹ đầy đủ chất dinh dưỡng, lại có bifidus - chất cần thiết để cân bằng môi trường đường ruột.
Trong thời gian bé bị tiêu chảy, nên cho bé ăn thức ăn nhẹ và mềm để bé dễ tiêu hóa, chẳng hạn, cháo gạo trắng loãng, cháo thịt nạc, cháo carrot thịt nạc, carrot hầm nhừ, soup gà, khoai tây hầm nhừ...


Trẻ bị tiêu chảy vẫn ăn uống bình thường, thức ăn lỏng và mềm hơn
Nên nhớ cho bé ăn một lượng thịt ít hơn thường ngày (nếu cho bé ăn nhiều chất đạm, bé sẽ khó tiêu hóa). Trường hợp này, cha mẹ nên chọn loại sữa dành cho bé bị tiêu chảy vì lượng đường trong sữa tuy thấp nhưng nó vẫn chứa đủ các chất dinh dưỡng khác.
Táo là loại quả thích hợp cho bé bị tiêu chảy vì chúng chứa nhiều kali, giúp cơ thể nhanh hồi phục. Có thể hấp hoặc hầm nhừ táo để bé dễ tiêu hóa. Không kiêng ăn, không kiêng sữa. Không cần pha loãng sữa và không cần phải đổi sữa.
Trường hợp phải điều trị tại bệnh viện
Đa số các trường hợp tiêu chảy thường được điều trị tại nhà và có thể hết sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu xuất hiện những triệu chứng sau đây, mẹ nên cho con đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời:
Tiêu chảy nặng kéo dài liên tục trong thời gian dài
Sốt cao (39 độ)
Không có nước mắt khi khóc
Phân có màu đen hoặc có lẫn máu
Da nhăn, mắt trũng
Miệng khô, nứt môi
Lượng nước tiểu giảm
Trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì cần dựa vào tình trạng bệnh của bé. Thuốc là do bác sĩ kê đơn, phụ huynh không nên tự ý kê đơn cho con để tránh bệnh nặng hơn, ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

Theo Marrybaby

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 "Bốn ấm một lạnh" là quy tắc mặc đồ cho trẻ mùa Đông mẹ cần biết (27/10)
 Trẻ thành thị béo phì, 50% cha mẹ không nghĩ con mình thừa cân vẫn nhồi ăn (24/10)
 Chích ngừa phế cầu: Tiêm 1, lợi 10 (23/10)
 Bí kíp giúp trẻ không bệnh khi mưa nắng thất thường (13/10)
 6 loại thuốc cho trẻ tuyệt đối không được bẻ hay nghiền (13/10)
 5 gợi ý giúp tăng miễn dịch cho trẻ (9/10)
 7 dấu hiệu bệnh nguy hiểm mẹ cần lập tức đưa bé đi khám (3/10)
 Cách sơ cứu bỏng cho trẻ cha mẹ cần biết (3/10)
 Khói thuốc lá đầu độc trẻ em như thế nào? (20/9)
 Biến chứng có thể gặp phải sau khi cắt bao quy đầu (19/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i