Sức khỏe và Phát triển
   6 loại thuốc cho trẻ tuyệt đối không được bẻ hay nghiền
 

Cho trẻ uống thuốc không phải là việc dễ dàng. Phụ huynh thường bẻ hay nghiền để dễ dụ bé. Nhưng có những loại thuốc cho trẻ tuyệt đối không nên làm vậy.


Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất hiếm trường hợp phải sử dụng đến thuốc viên. Hầu hết thuốc cho trẻ dưới dạng siro, bột hoặc viên sủi. Tuy vậy vẫn không tránh khỏi những loại bệnh đặc biệt phải sử dụng thuốc viên sau sinh.
Những loại thuốc không được nhai hay bẻ nhỏ
Tùy từng loại bệnh khác nhau mà khi dùng thuốc viên cho trẻ phải nghiền, nhai để phát huy hết công dụng của thuốc. Nhưng cũng có một số loại đặc biệt yêu cầu không được nhai, bẻ nhỏ hay nghiền. Lý do vì sẽ phá vỡ cấu trúc giải phóng thuốc, làm thay đổi dược động học của thuốc hoặc xảy ra độc tính cho người bệnh.


Cho bé uống thuốc cũng cần phải hiểu về thuốc
6 loại thuốc dưới đây khuyến cáo mẹ không nên thao tác nghiền hoặc bẻ:
1. Viên sủi
Dạng thuốc thông dụng này rất gặp khi trẻ bị các bệnh cảm cúm, ho do thay đổi thời tiết. Nếu không làm theo hưỡng dẫn mà bẻ hay nghiền nhỏ sau đó hòa tan cho bé uống sẽ gây hại cho dạ dày bé.
Cách sử dụng tốt nhất là hòa tan viên thuốc với một ly nước đun sôi để nguội, đến khi viên thuốc sủi bọt và tan hoàn toàn rồi mới cho trẻ uống thuốc.
2. Dạng thuốc bao tan trong ruột
Đây là dạng thuốc áp dụng cho những trường hợp bị hoạt chất gây kích ứng dạ dày mạnh. Loại thuốc này cũng được sử dụng để bảo vệ những dược chất dễ phân hủy trong môi trường a-xít của dạ dày. Thuốc được bao bởi một lớp phim, lớp này giữ cho viên thuốc nguyên vẹn khi đi qua dạ dày và chỉ tan khi thuốc xuống đến ruột non.
Nên sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc bác sĩ nhưng tốt nhất các bậc cha mẹ không nên nghiền nhỏ để bảo toàn tác dụng của thuốc.
3. Thuốc có mùi vị khó chịu
Mùi vị khó chịu là cụm từ khiến nhiều trẻ nhỏ cảm thấy "ớn vô cùng". Các loại thuốc này luôn được nhà sản xuất thường bao viên thuốc bằng một lớp bao (thường là bao đường). Nếu mẹ cố tình nghiền hoặc bẻ lớp bao này sẽ mất và bệnh nhân sẽ không chịu nổi mùi vị khó chịu của dược chất.
4. Viên ngậm dưới lưỡi
Công dụng của loại thuốc này được biết đến là dược chất được phóng thích và hấp thu khi ngậm dưới lưỡi. Vì vậy, trong hướng dẫn sử dụng trước khi dùng nhà sản xuất khuyên tuyệt đối không nên được nhai, bẻ hoặc nghiền nhỏ.
5. Những thuốc có nguy cơ cao gây hại cho người tiếp xúc
Với loại thuốc này nếu nghiền nhỏ hoặc tháo vỏ nang dù không làm thay đổi tác dụng của thuốc nhưng lại có khả năng gây độc cho người thao tác thông qua việc tiếp xúc da hoặc hít phải bột thuốc. Những độc tố bao gồm: gây ung thư, gây quái thai, độc tính trên hệ sinh sản...Vì vậy, cách tốt nhất là mẹ dụ bé nên nuốt trọn viên thuốc.
Dạng thuốc bao tan trong ruột
Cũng giống như thuốc có mùi khó chịu, những thuốc bao tan cho ruột thường được bao bởi một lớp phim, lớp này giữ cho viên thuốc nguyên vẹn khi đi qua dạ dày và chỉ tan khi thuốc xuống đến ruột non. Đây là dạng thuốc thường áp dụng cho những hoạt chất gây kích ứng dạ dày mạnh. Vì vậy, tốt nhất các bậc cha mẹ không nên nghiền nhỏ để bảo toàn tác dụng của thuốc.

6 loại thuốc nguy hiểm cho bé
Aspirin: Trừ khi có toa của bác sĩ, nếu không mẹ không bao giờ được dùng aspirin cho bé.
Thuốc chống nôn: Nhiều loại thuốc chống nôn chứa kháng sinh chuyên trị các chứng rối loạn dạ dày có tác dụng ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ nhỏ và có thể dẫn đến nhiều vấn đề không mong muốn khác nữa.
Thuốc dành cho người lớn: Tùy theo tuổi mà lượng thuốc sẽ được gia giảm cho phù hợp với thể trạng.
Thuốc viên: Đối với những trẻ nhỏ, các loại thuốc viên dễ khiến bé bị nghẹt đường thở
Siro Ipecac: Ipecac là một loại thuốc gây nôn dùng trong trường hợp cấp cứu khi bé bị ngộ độc nặng.
Thuốc chống dị ứng: Nếu không được kê toa, mẹ đừng bao giờ cho trẻ dùng thuốc dị ứng.
Nếu bạn đang phải sử dụng những loại thuốc cho trẻ dạng viên, cần cân nhắc và xem xét kỹ danh mục thuốc trên đây tránh tình huống nguy hiểm nhé.

Theo Marrybaby

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 5 gợi ý giúp tăng miễn dịch cho trẻ (9/10)
 7 dấu hiệu bệnh nguy hiểm mẹ cần lập tức đưa bé đi khám (3/10)
 Cách sơ cứu bỏng cho trẻ cha mẹ cần biết (3/10)
 Khói thuốc lá đầu độc trẻ em như thế nào? (20/9)
 Biến chứng có thể gặp phải sau khi cắt bao quy đầu (19/9)
 Nếu đang bị viêm họng thì tuyệt đối không nên dùng những thực phẩm này (15/9)
 Con gặp nguy hiểm vì cha mẹ nhầm bệnh chân tay miệng với dị ứng da (15/9)
 Hiểm họa khi bù nước điện giải không đúng cách (12/9)
 Cảnh giác bệnh tay chân miệng mùa tựu trường (5/9)
 Phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ bằng cách nào? (1/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i