Trẻ tăng động giảm chú ý thường có chỉ số IQ cao hơn hẳn so với bạn bè cùng trang lứa. Tuy nhiên, để dạy và chơi cùng một đứa trẻ "đặc biệt" như vậy thật không phải việc dễ dàng. Bạn đã chọn được hoạt động nào thú vị cho bé cưng?
Trẻ tăng động giảm chú ý thường có 3 dạng: thiếu tập trung, hiếu động quá mức và dạng kết hợp. Một đứa trẻ thiếu tập trung có thể sẽ cảm thấy các môn thể thao đồng đội thường quá mức ồn ào và hỗn loạn. Tương tự, một đứa trẻ hiếu động quá mức sẽ không thể chịu nổi những môn thể thao mất nhiều thời gian chờ đợi như bóng mềm. Tùy theo biểu hiện của trẻ, mẹ có thể chọn lựa hoạt động và những trò chơi tốt nhất cho con.
Không chỉ tốt cho sức khỏe, cho bé tham gia các hoạt động phù hợp còn là cách giúp bé phát triển các kỹ năng còn yếu của mình
1. Trò chơi truy tìm kho báu
Lập ra một danh sách những đồ vật được cất giấu trong nhà và nhờ bé tìm kiếm. Việc này sẽ giúp cho não và cơ thể của trẻ luôn trong trạng thái hoạt động liên tục. Tuy nhiên, mẹ cần chắc rằng nhiệm vụ được giao hoàn toàn phù hợp với độ tuổi của trẻ. Chẳng hạn, với những bé mẫu giáo, danh sách đồ vật cần tìm nên sử dụng hình ảnh để bé dễ hình dung hơn. Các bé tiểu học sẽ thích thú hơn khi được giao cho một danh sách "mở" với những gợi ý để bé động não, như "một đồ vật con có thể dùng để vẽ"...
2. Xốp hơi bong bóng - Một hoạt động thú vị
Có lẽ ai cũng thích thú với những tiếng nổ lách tách khi chạm vào những miếng xốp hơi. Mẹ có thể cho bé lăn trên "thảm" xốp hơi, hoặc làm một phiên bản nhảy lò cò mới từ những miếng xốp. Hoặc bạn cũng có thể viết những chữ cái lên miếng xốp và thử thách trẻ xem bé có thể "bóp" chữ cái nào xong nhanh nhất.
3. Chơi bóng chuyền với quả bóng bay
Thay thế quả bóng chuyền truyền thống bằng một quả bóng bay, sau đó dùng vạch phân chia "chiến tuyến". Đây là trò chơi tuyệt vời cho nếu nhà bạn có 2 hay nhiều đứa trẻ. Hoặc không, bé cưng có thể tự mình chơi cả hai bên. Bé có thể chạy qua lại trên đường để đánh bóng trước khi nó rơi trên mặt đất.
4. Chai nước Bowling
Chỉ với 5 đến 10 chai nước nhựa rỗng và một quả bóng, bạn có thể tạo ra một đường băng bowling trong nhà cho bé. Đổ 1 ít đường, muối, hoặc cát vào chai để giữ thăng bằng tốt hơn. Mẹ cũng có thể dùng băng keo hoặc ruy băng để giới hạn đường lăn của bóng.
5. Twister
Twister là một loại hình trò chơi cổ điển và được yêu thích tại nhiều nước trên thế giới. Trò chơi đòi hỏi sự nhanh nhẹn và khéo léo của 2 bàn tay. Luật chơi rất đơn giản: Kim trên tấm xoay chỉ vào màu nào, bạn phải đặt tay vào màu đó trên tấm Twister. Nếu không có sẵn, bạn có thể tự thiết kết một tấm Twister riêng cho bé.
Một bộ Twister gồm 2 phần: thảm Twister và biểu đồ quay
6. Nào ta cùng nhảy!
Đừng quên tận dụng sức mạnh âm nhạc để giúp con đốt thêm một ít năng lượng. Bật một danh sách những bài yêu thích của trẻ và cả nhà cùng nhảy nhót theo nhạc.
Bệnh tăng động giảm chú ý có chữa khỏi không?
Các chuyên gia vẫn đang nỗ lực nghiên cứu phương pháp điều trị tốt nhất cho trẻ tăng động giảm chú ý. Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo chỉ nên sử dụng thuốc để điều trị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ở những trẻ từ 4 tuổi trở lên. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cũng không giúp trị khỏi hoàn toàn căn bệnh này mà chỉ có tác dụng giảm bớt biểu hiện bệnh, giúp bé bớt bốc đồng, tăng khả năng tập trung.
Ngoài ra, bạn cũng có thể cho bé thử các biện pháp trị liệu khác. Các chuyên viên trị liệu sẽ giúp đưa ra một kế hoạch thích hợp để đạt được những mục tiêu như giúp bé hiểu được các kỹ thuật để giữ bình tĩnh như hít thở, thả lỏng cơ... Ngoài ra, chuyên viên trị liệu cũng có thể "hiến kế" để bé có thể kết bạn hoặc đạt kết quả học tập tốt hơn.
Theo Marrybaby