Không riêng gì người lớn, trẻ nhỏ cũng thường xuyên mắc chứng mộng du. Vậy làm thế nào để khắc phục cũng như phòng tránh hiện tượng này. Các mẹ hãy điểm qua các kinh nghiệm này nhé.
1. Mộng du ở trẻ biểu hiện như thế nào?
Mộng du ở trẻ thỉnh thoảng xuất hiện ở nhiều mức độ. Nếu nhẹ thì chúng có thể nói mớ, kêu tên bạn bè, cười...giống như sinh hoạt hằng ngày của chúng.
Còn nếu nặng hơn, chúng có thể đi lang thang, cầm kéo đồ vật trong trạng thái vô thức.
2. Nguyên nhân gây ra mộng du ở trẻ là gì?
Thông thường, mộng du xuất hiện khi cơ thể trẻ mệt mỏi, căng thẳng, một ngày chơi quá nhiều, mệt nhọc, hay chứng kiến một sự kiện ám ảnh, kinh hoàng nào đó. Thậm chí, nếu trẻ có dấu hiệu chuyển sang sốt, bệnh cúm...cũng dễ rơi vào trạng thái mộng du.
3. Khi trẻ mộng du, các mẹ hãy làm gì?
Nếu vô phòng ngủ, thấy trẻ đi lang thang, hãy dẫn chúng về lại giường ngủ một cách nhẹ nhàng, êm ái. Tuyệt đối giữ bình tĩnh, không hét lớn lên hay đánh thức trẻ vì nó đang trong trạng thái vô thức.
4. Cho trẻ chơi lành mạnh, vừa đủ trong ngày
Các mẹ nên lưu ý thời gian chơi và hình thức chơi sao cho phù hợp với sức khỏe, kỹ năng vận động, tư duy của nó. Không nên chơi quá lao lực, mệt nhọc, thần kinh không ổn, ban đêm rất dễ mộng du.
5. Đừng bao giờ để vật nhọn hay vật cản lối đi trong phòng trẻ
Khi trẻ mộng du, chúng có xu hướng đi lang thang, cầm nắm các vật, nếu đụng phải dao kéo, vật nhọn thì toi rồi. Đồng thời, không chất quá nhiều đồ đạc ngay lối đi khiến trẻ dễ bị vấp ngã, chấn thương.
6. Nên cho trẻ ngủ ở tầng trệt
Nếu là nhà lầu, bạn hạn chế đặt phòng ngủ ở trẻ ơ trên cao, vì việc mộng du, đi lang thang trong vô thức, nếu xuống cầu thang rất dễ té ngã.
7. Cho trẻ sinh hoạt khoa học, hợp lý
Ngoài ra, sau khi trẻ vận động chơi đùa, việc bổ sung chất dinh dưỡng, vitamin thiết yếu đầy đủ, cho trẻ tắm mát, sạch sẽ, nghe vài bản nhạc êm dịu sẽ giúp trẻ có một tinh thần sảng khoái và có giấc ngủ trọn vẹn hơn.
Theo SK&ĐS