Duy trì thường xuyên giấc ngủ trưa từ 30 - 40 phút mỗi ngày, khả năng ghi nhớ, trí thông minh của trẻ sẽ cải thiện đáng kể. Điều đó đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh.
Nhiều nghiên cứu chứng minh trẻ ngủ trưa có khả năng ghi nhớ tốt hơn
Một nghiên cứu năm 2010 của Đại học Arizona (Mỹ) chỉ ra rằng những trẻ ngủ trưa thường xuyên có khả năng ghi nhớ tốt hơn những trẻ khác. Khi ngủ trưa là lúc bộ não khôi phục thông tin hiệu quả nhất, giúp trẻ có thể học và ghi nhớ về thế giới xung quanh tốt hơn.
Trẻ ngủ trưa thường xuyên có khả năng ghi nhớ tốt hơn những trẻ khác.
Tại sao lại như vây? Trẻ cần có được những giấc ngủ sâu trong khoảng thời gian hợp lý sau khi học những điều mới mẻ để não có thể xử lý và sắp xếp thông tin mới hiệu quả. Nếu trẻ không ngủ trong vòng 4 đến 8 tiếng sau khi vừa học những điểu mới mẻ thì khả năng ghi nhớ thông tin của chúng sẽ kém hơn.
Trong nhiều năm, đã có rất nhiều nghiên cứu về mối liên hệ giữa giấc ngủ trưa với khả năng ghi nhớ cũng như mối quan hệ với những kĩ năng học tập khác.
Năm 2012, các nhà khoa học của Đại học Colorado Boulder ở Mỹ đã nghiên cứu hiệu quả của giấc ngủ trưa đối với các phản ứng nhận thức của trẻ tầm 2-3 tuổi. Họ đã chỉ ra rằng những trẻ không ngủ trưa sâu giấc có khả năng ghi nhớ và giải quyết vấn đề kém hơn những trẻ ngủ trưa.
Tiếp đó, một trường Đại học khác ở Mỹ là Đại học Masschusetts Amherst đã đưa ra những nghiên cứu vào năm 2013 khẳng định rằng ngủ trưa đóng vai trò cực kì quan trọng đối với việc cải thiện khả năng ghi nhớ và học tập cho trẻ em độ tuổi mầm non.
Các nhà nghiên cứu thực hiện 2 nghiên cứu với hơn 40 trẻ mầm non ở 6 trường khác nhau. Thí nghiệm đầu tiên tập trung vào trò chơi ghi nhớ và thí nghiệm thứ hai là việc quan sát hoạt động của não bộ trẻ trong quá trình ngủ trưa.
Ở thí nghiệm đầu tiên, trẻ sẽ nối các bức tranh giống với bức tranh trên bảng mà họ cho trẻ xem. Tất cả trẻ đều học chơi trò chơi cùng 1 lúc vào buổi sang và sau đó các nhà nghiên cứu chia trẻ thành 2 nhóm. 1 nhóm sẽ được ngủ trung bình khoảng 75 phút và nhóm còn lại sẽ thức.
Họ đã nhận thấy rằng việc có 1 giấc ngủ giúp trẻ có khả năng nhớ tốt hơn và không ngủ sẽ làm giảm 10% độ chính xác của trẻ khi chơi trò chơi ghi nhớ. Và những trẻ ngủ sâu giấc thì nhớ tốt hơn hẳn.
Các nhà khoa học tin rằng quá trình bộ não ghi nhớ thông tin được diễn ra khi ngủ dễ dàng hơn cả. Để não có thể ghi nhớ thêm thông tin, nó phải hoạt động ngay cả khi chúng ta ngủ, chuyển những thông tin chúng ta học hỏi được sang vùng trí nhớ dài hạn để tạo thêm khoảng trống cho việc tiếp nhận những thông tin mới khác.
Để củng cố thêm cho kết quả của thí nghiệm 1, các nhà khoa học đã quan sát hoạt động bộ não của trẻ khi ngủ trưa. Họ đã phát hiện ra rằng khi ngủ các đợt sóng não dày đặc, chính là sự đốt cháy và di chuyển các thông tin trong bộ nhớ ngắn hạn thành dài hạn. Chính điều này khiến cho trẻ có trí nhớ tốt hơn.
Cuối cùng, năm 2015, các nhà khoa học từ Đại học Sheffield ở Anh đưa ra 1 báo cáo chỉ ra mối liên kết giữa giấc ngủ trưa của trẻ đối với trí nhớ. Sau cuộc nghiên cứu với 200 trẻ nhỏ, họ chỉ ra rằng 1 giấc ngủ triưa khoảng tầm 30 phút hoặc hơn chút sẽ giúp trẻ ghi nhớ tốt hơn.
Vậy bố mẹ cần làm gì?
- Bố mẹ hãy tạo thói quen đọc sách trước khi đi ngủ trưa cho trẻ. Các nhà khoa học chỉ ra rằng trẻ sẽ nắm bắt thông tin tốt nhất ngay trước khi ngủ.
- Để trẻ quen với việc ngủ trưa thì cha mẹ cần dạy cho trẻ thói quen đều đặn ngủ trưa từ khi còn nhỏ.
- Hãy đưa giấc ngủ trưa vào thời gian biểu của gia đình và ưu tiên cho nó.
- Lựa chọn những trường học có giờ ngủ trưa trong thời gian biểu. Để trẻ học tập tốt thì các trường học cần có cả thời gian ngủ trưa cho rẻ. Nhiều trường không cho trẻ ngủ trưa để có thêm thời gian học thêm ngoài chương trình. Do đó, nếu trường nào không có thời gian ngủ trưa cho trẻ thì bạn nên chia sẻ về tầm quan trọng của việc ngủ trưa và kiến nghị có giờ ngủ trưa cho trẻ ở trường.
Theo TTT