Xã hội
   Gia Lai: Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học
 

Sở GD&ĐT Gia Lai hướng dẫn thực hiện kế hoạch của Bộ GD&ĐT "Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiếu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025".

Theo hướng dẫn này, hằng năm, các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học dành ít nhất hai tuần, trước khi vào năm học mới để trẻ mẫu giáo 5 tuổi, học sinh lớp 1, 2 cấp tiểu học tổ chức cho trẻ được làm quen, được học các kĩ năng nghe, nói tiếng Việt (thời gian bắt đầu kể từ ngày tựu trường theo quy định của UBND tỉnh).


Đối với cấp học mầm non: Nghiên cứu xác định yêu cầu, khung chương trình, xây dựng kế hoạch tăng cường tiếng Việt cho trẻ; huy động 100% trẻ học hai buổi/ngày; dựa vào thực tế số lượng trẻ còn hạn chế tiếng Việt để xem xét thời lượng tăng cường tiếng Việt trong ngày; khi trẻ đã nghe, hiểu tương đối tiếng Việt giáo viên thực hiện lồng ghép, tích hợp vào các hoạt động trong ngày, linh hoạt sử dụng các tình huống dạy trẻ tiếng Việt. Đối với trẻ 5 tuổi dạy tiếng Việt giáo viên phải dạy đủ câu, phù hợp bảng từ với chủ đề phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.


Đối với cấp học tiểu học: 100% học sinh lớp một được học 2 buổi/ ngày. Trong năm học, các nhà trường xây dựng kế hoạch và tổ chức dạy học tăng cường tiếng Việt cho học sinh một cách phù hợp, tổ chức dạy học tăng thời lượng môn Tiếng Việt lớp 1 theo phương án tăng từ 350 tiết lên 500 tiết;


Đối với lớp 1 vùng có nhiều học sinh người dân tộc thiểu số chưa biết hoặc ít biết tiếng Việt, nếu chưa đủ điều kiện dạy học tăng thời lượng thì nhà trường chỉ yêu cầu giáo viên tổ chức dạy hai môn Tiếng Việt và Toán; dành thời lượng các môn học khác để dạy tiếng Việt. Đối với lớp 2,3,4,5, tiếp tục triển khai thực hiện việc tích hợp dạy học tiếng Việt vào các môn học và hoạt động giáo dục.


Nâng cao chất lượng dạy học buổi thứ hai ở lớp dạy học hai buổi/ngày, trong đó tập trung vào hai môn Toán, Tiếng Việt; chú trọng tăng cường tiếng Việt cho học sinh đặc biệt là học sinh đầu cấp học.


Sở GD&ĐT cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo để tạo sân chơi và môi trường giao tiếp tiếng Việt cho học sinh. Tăng cường các hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo cho học sinh dân tộc thiểu số; ứng dụng CNTT trong dạy học, sử dụng linh hoạt các tiện ích, phần mềm, tư liệu, hình ảnh để nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Việt...


Theo GD&TĐ

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Đăng ảnh con lên mạng xã hội tiềm ẩn nguy hiểm (28/11)
 Có nên dạy con kiểu “thương cho roi cho vọt”? (25/11)
 Trung Quốc chăm lo GD mầm non cho “trẻ bị bỏ lại quê” (24/11)
 Xu hướng trường học mini dưới 20 học sinh ở Hàn Quốc (23/11)
 Trường Trung Quốc phát đồ ăn theo cân nặng học sinh (22/11)
 Xem xét mức tăng thu học phí phù hợp với các vùng đặc thù (21/11)
 Các quốc gia tôn vinh nghề giáo vào ngày nào? (18/11)
 Gần 50% phụ nữ, trẻ em Việt Nam thiếu vitamin D (17/11)
 Bộ GD&ĐT với mục tiêu giảm 10% tai nạn trẻ em trong trường học (16/11)
 2 tỷ trẻ em đang hít thở không khí bẩn (15/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i