Xã hội
   2 tỷ trẻ em đang hít thở không khí bẩn
 

Báo cáo mới của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) cho hay, 2 tỷ trẻ em trên thế giới đang phải hít thở không khí độc hại.


Sức khỏe của phần lớn trẻ em sống ở miền Bắc Ấn Độ và các nước láng giềng có nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng về phổi, não và các cơ quan nội tạng khác. Trong số đó, 300 triệu trẻ em (với 220 triệu trẻ sống tại Nam Á) đang phải tiếp xúc với tình trạng ô nhiễm không khí cao gấp 6 lần tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).


Tại New Delhi - thủ đô Ấn Độ, một trong những nơi ô nhiễm không khí tồi tệ nhất thế giới, chỉ số cảnh báo ô nhiễm không khí tăng đột biến mỗi mùa đông do gió mùa yếu và người dân đốt rác vô tội vạ để giữ ấm.


Thậm chí, 2 ngày trước lễ hội pháo hoa hằng năm nhân dịp lễ Diwali (lễ hội quan trọng trong văn hóa Ấn Độ giáo, tổ chức ngày 30/10), mật độ bụi lơ lửng gây tắc nghẽn phổi (pm2.5) là trên 300 microgram/1m3. Sáng 31/10, chỉ số này lên đến 900 microgram/1m3 - cao gấp 90 lần mức khuyến cáo của WHO.


So với người lớn, trẻ em phải chịu rủi ro sức khỏe từ ô nhiễm không khí cao hơn. Trẻ em thở nhanh gấp hai lần, hít vào nhiều không khí hơn (tính theo tỷ lệ không khí/trọng lượng cơ thể), trong khi não bộ và hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh và dễ bị tổn thương.


Trên thế giới, mỗi năm có khoảng 600.000 trẻ dưới 5 tuổi chết do các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí. Giám đốc điều hành UNICEF Anthony Lake nói: "Với hàng triệu trẻ em bị bệnh đường hô hấp, ô nhiễm không khí làm giảm khả năng phục hồi, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và nhận thức của trẻ".


Theo báo cáo của UNICEF, trong số 2 tỷ trẻ em phải hít thở không khí bẩn có 620 triệu trẻ ở Nam Á - chủ yếu thuộc miền Bắc Ấn Độ, 520 triệu trẻ ở châu Phi và 450 triệu trẻ ở khu vực Đông Á - chủ yếu là Trung Quốc. Báo cáo dựa trên hình ảnh vệ tinh về ô nhiễm không khí và dữ liệu mặt đất với mô hình nhân khẩu học để xác định các vùng có nguy cơ ô nhiễm cao nhất.


Cảnh bụi mịt mù trên đường phố Ấn Độ. Ảnh: Financial Times


Kể từ khi bị đưa vào danh sách các thành phố ô nhiễm nhất thế giới, New Delhi đã cố gắng làm sạch không khí bằng cách cấm xe tải chở hàng lưu thông trong thành phố, yêu cầu lái xe mua xe mới đáp ứng các tiêu chuẩn cao hơn về khí thải, hạn chế số lượng xe trên đường... Tuy nhiên, các nguồn gây ô nhiễm khác như bụi xây dựng, nhiên liệu nấu ăn bằng gỗ hoặc dầu hỏa... không giảm.


Tuần trước, thành phố New Delhi ra mắt ứng dụng điện thoại thông minh có tên "Change the air", cho phép người dân gửi hình ảnh và khiếu nại về nguồn ô nhiễm bất hợp pháp như việc đốt lá cây và rác thải tại công viên hoặc các công trường xây dựng làm việc mà không có biện pháp kiểm soát bụi.


Theo HNM

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Huyện Thanh Trì hoàn thành trước 3 năm phổ cập giáo dục mầm non (14/11)
 Năm 2017, trẻ em được tiêm vắc xin Sởi rubella miễn phí (11/11)
 Chất lượng bữa ăn học đường vẫn bị bỏ ngỏ (10/11)
 Thanh Hóa: Hỗ trợ hơn 39 tỷ đồng tiền ăn trưa cho trẻ 3-5 tuổi (9/11)
 Loạn nhóm trẻ gia đình: Xây trường chuẩn xóa lớp tự phát (8/11)
 Unicef: 600.000 trẻ em tại Haiti đang cần viện trợ nhân đạo (7/11)
 Cô giáo Bình Chánh đoạt giải 1 hội thi Giáo viên mầm non trẻ giỏi 2016 (4/11)
 Cần nâng cao bộ môn Giáo dục thể chất cho trẻ (3/11)
 Chuyên gia Anh: Nên giáo dục giới tính cho trẻ từ 3 tuổi (2/11)
 Cha mẹ lo làm việc, con dễ béo phì (1/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i