Sức khỏe và Phát triển
   Biến chứng nguy hiểm khi bé bị táo bón
 

Táo bón là bệnh thường gặp ở các bé. Táo bón dễ dàng chữa trị và không gây nguy hiểm nếu mẹ có những biện pháp phù hợp. Tuy nhiên, nếu mẹ chủ quan, không khắc phục kịp thời khi bé bị táo bón sẽ rất dễ dẫn đến những hậu quả nặng nề .

Dấu hiệu của táo bón

Táo bón là tình trạng đi tiêu phân khô cứng, muốn đi tiêu nhưng không đi được, số lần đi tiêu ít hơn 3 lần/tuần. Táo bón không khó phát hiện nếu như mẹ quan tâm thường xuyên đến việc đại tiện của con. Tuy nhiên, mẹ lưu ý rằng táo bón không thể đánh giá được hoàn toàn dựa trên số lần đi đại tiện của bé, bởi thực tế có bé đi tiêu đều đặn nhưng phân cứng thì rất có thể bị táo bón. Có bé 2-3 ngày mới đi đại tiện một lần nhưng phân mềm thành khuôn thì cũng không thể kết luận là táo bón được.

Nếu thấy bé đi ngoài phân rắn, có khi thành viên như phân dê, trẻ phải nhăn mày, rặn mạnh, vã mồ hôi, khóc thét, kèm theo phân có máu...thì đó có thể là dấu hiệu bé bị táo bón. Lúc này mẹ cần có biện pháp để khác phục kịp thời cho bé.

 

Biến chứng nguy hiểm của táo bón

Tình trạng táo bón của bé sẽ được giải quyết nhanh chóng nếu có biện pháp xử lý kịp thời; tuy nhiên, nếu mẹ không khắc phục vấn đề này thì táo bón sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm cho bé như:

- Các vấn đề về hệ tiêu hóa: táo bón là khởi nguồn của một số bệnh về tiêu hóa như bệnh đại tràng, rối loạn chức năng vận chuyển ruột...

- Tình trạng táo bón nặng có thể gây nứt hậu môn, đau rát khiến bé sợ đi tiêu và cố nhịn đến khi không thể nhịn được - đây là nguyên nhân khiến táo bón thêm trầm trọng.

- Rối loạn thần kinh: phân ở lâu trong đại tràng là nguồn kích thích gây nên những rối loạn thần kinh khiến bé trở nên cáu kỉnh, mệt mỏi, lười ăn, mất tập trung...

- Bé dễ bị trĩ, sa trực tràng: phân ứ đọng lâu trong trực tràng ảnh hưởng và cản trở tuần hoàn máu, lâu ngày gây hiện tượng trĩ, sa trực tràng, phình đại tràng, thậm chí là ung thư trực tràng.

Biện pháp phòng ngừa táo bón cho bé

Để hạn chế trẻ gặp phải tình trạng táo bón, mẹ cần lưu ý một số bước đơn giản sau:

- Bảo đảm cho bé uống đủ nước hàng ngày, cụ thể là 3-4 cốc một ngày.

- Bổ sung đủ chất xơ cho bé từ rau xanh, hoa quả.

- Duy trì các hoạt động hàng ngày của bé, cho trẻ tập thể dục đều đặn.

- Lên lịch ăn uống điều độ cho bé.

- Tạo thói quen đi đại tiện cho bé vào một giờ nhất định.

Theo Mevabe.net

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 3 cách chữa ho đơn giản cho mẹ bầu do bị cảm lạnh mùa thu (27/10)
 Cẩm nang mẹ Việt cần biết để phòng và trị bệnh trẻ ốm sốt lúc chuyển mùa (24/10)
 Những thực phẩm gây ung thư bố mẹ Việt vẫn hồn nhiên cho con ăn vì tưởng… tốt (21/10)
 Tác hại khôn lường từ việc ép trẻ ăn hết suất ở các trường mầm non (21/10)
 "Nhận diện" viêm đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ (18/10)
 Cho trẻ tắm nước lạnh giữa trời tuyết rơi - Cách rèn luyện thể lực của một trường mẫu giáo ở Tây (14/10)
 Ba mẹ cẩn trọng: Trẻ bị sốt xuất huyết đang tăng mạnh khi trời mưa liên tục (3/10)
 Tác hại khôn lường từ những câu hầu như cha mẹ nào cũng nói với con hàng ngày (19/9)
 Bé gái 2 tuổi dậy thì sớm và những thông tin cha mẹ nào cũng cần biết về bệnh này (19/9)
 7 điều bố mẹ cần nắm rõ khi trẻ bị sốt (19/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i