Sức khoẻ
   Lý do trẻ mút tay và đây là 6 mẹo cực hay trị ngay thói quen này
 

Mút ngón tay, ngón chân là thói quen dễ gặp ở rất nhiều trẻ em. Tuy nhiên, thói quen xấu này rất khó bỏ và gây nguy hại nhiều cho sức khỏe của bé.


Các bà mẹ trên toàn thế giới đều có những nỗi khổ giống nhau. Một trong số này là các bé hay thích mút ngón tay. Rất nhiều cha mẹ cố để ngăn chặn trẻ không mút tay nhưng không thể được và tình trạng này kéo dài đến tận khi bé lớn lên. Bài viết này sẽ cho bạn hiểu cách sơ bộ tại sao trẻ mút ngón tay cái, cho dù nó có hại và những gì bạn nên làm để từ bỏ thói quen này.

Thói quen mút ngón tay bắt đầu như thế nào?
Trong bụng mẹ, nhiều em bé đã cho sâu ngón tay vào trong miệng - có thể thấy trong rất nhiều bức ảnh siêu âm. Mút tay là một bản năng ăn sâu trong tiềm thức của các loài động vật có vú, vì nó rất quan trọng, đảm bảo khả năng ăn uống.


Thế nhưng mút tay cũng không chỉ liên quan đến vấn đề dinh dưỡng. Đó là cách để con trẻ đối phó với căng thẳng và áp lực. Điều đó giải thích tại sao nhiều em bé tiếp tục mút tay sau khi đã bú no sữa mẹ. Mẹ có thể khó chịu vì thói quen này nhưng điều đó lại an ủi tinh thần trẻ.


Khi bé lớn lên, chúng có thể mút toàn bộ bàn tay hoặc ngón chân. Mút ngón tay cái cũng giúp trẻ làm dịu những cơn đau nướu trong giai đoạn mọc răng. Một số trẻ em cũng mút ngón tay như một cách để dễ đi vào giấc ngủ. Khi mới tập đi, mút ngón tay đóng vai trò như núm vú, giúp trẻ bớt sợ hãi.


Các vấn đề sức khỏe khi trẻ mút tay

Về cơ bản, mút ngón tay chỉ là một nguồn an ủi của trẻ sơ sinh, và không phải là một vấn đề lớn ở tuổi lớn hơn. Tuy nhiên, nếu thói quen vẫn tồn tại khi trở lớn, nó có thể tạo ra các vấn đề sức khỏe khác nhau:


1. Vấn đề răng miệng

Mút ngón tay thường xuyên và mạnh sẽ làm xô lệch vị trí của răng. Các răng cửa trên có thể bị kéo ra ngoài và các răng phía trước thấp hơn có thể thụt vào. Xô lệch răng sữa sẽ ảnh hưởng tới cả hàm răng vĩnh viễn sau này.


2. Vấn đề về da

Ngậm tay quá nhiều có thể làm tổn thương làn da mỏng manh quanh ngón tay của trẻ. Nếu da quá mỏng sẽ rất dễ dẫn đến nhiễm trùng quanh móng.


3. Nhiễm trùng dạ dày

Con trẻ là một nhà thám hiểm và chạm vào tất cả mọi thứ chúng nhìn thấy. Khi trẻ đưa ngón tay vào miệng, tất cả mầm bệnh từ tất cả các bề mặt đi vào hệ tiêu hóa. Điều này rất dễ dẫn đến viêm nhiễm dạ dày, đặc biệt là trong mùa lạnh.


4. Định hình lại các hàm

Hàm của trẻ khá mềm vì nó vẫn còn trong giai đoạn phát triển. Mút ngón tay thường xuyên có thể điều chỉnh lại hình dạng hàm và rất khó để nắn lại.


5. Vấn đề giao tiếp
Trong trường hợp trầm trọng, mút ngón tay quá nhiều có thể thay đổi sự phát triển vòm miệng của trẻ. Qua đó, ảnh hưởng đến khả năng phát âm tròn vành, rõ chữ và chuẩn.


6. Bắt nạt

Một lý do hầu hết các bậc cha mẹ có vấn đề với việc trẻ mút tay vì nó thường được xem là hành vi "của trẻ con". Những đứa trẻ vẫn còn mút tay khi đi học có thể bị bạn bè trêu chọc và bắt nạt.


Các phương pháp giúp trẻ ngừng mút ngón tay
94% trẻ em sẽ ngừng mút ngón tay khi lên một tuổi, và hầu hết những trẻ còn lại bỏ mút tay trước khi đi học. Tuy nhiên, một số trẻ có thể vẫn giữ thói quen này. Trừng phạt, đe dọa hay tạo áp lực cho các con chỉ có thể phản tác dụng, vì vậy bạn cần phải dịu dàng. Dưới đây là một số cách đơn giản để dừng thói quen mút tay của trẻ.


1. Đối với nhiều trẻ, mút ngón tay là một thói quen họ làm mà không nghĩ. Khi bạn thấy con mút ngón tay, đánh lạc hướng trẻ với một cái gì đó. Tốt nhất, thu hút trẻ với các hoạt động đòi hỏi cả hai tay.


2. Nếu con của bạn mút ngón tay để bình tĩnh lại, tìm cho bé các phương pháp thay thế như yoga cho trẻ hay nghe nhạc êm dịu. Dần dần, trẻ sẽ học được cách để làm mình bĩnh tĩnh mà không cần mút ngón tay.


3. Nếu trẻ mút ngón tay do đang mọc răng, bạn có thể thử các phương pháp tự nhiên làm trẻ bớt khó chịu khi mọc răng.


4. Xác định các thời điểm trong ngày khi bé mút ngón tay. Nó có thể là trước bữa ăn hay buổi chiều nhàm chán. Nếu trẻ có thời gian biểu cố định, tìm cách thu hút trẻ trước khi bé mút tay.


5. Đeo găng có thể hạn chế trẻ mút ngón tay. Có thể bé sẽ la hét và khó chịu ban đầu nhưng dần dần sẽ hết.


6. Một phương pháp khác hơi khó chịu một chút nhưng hiệu quả là bôi nước cốt chanh hoặc giấm lên các đầu ngón tay. Vị chua sẽ khiến bé sợ mỗi lần đưa tay lên miệng.


Theo eva.vn

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Viêm dạ dày ở trẻ em (29/9)
 Trẻ suy dinh dưỡng nặng, suýt mất mạng vì mẹ cho uống loại sữa quen thuộc này mỗi ngày (26/9)
 Mỹ thu hồi hàng loạt bóng đá trẻ em Trung Quốc vì nhiễm chì (23/9)
 Tuyệt chiêu giúp mẹ tập cho bé thói quen đánh răng hàng ngày (22/9)
 Làm thế nào để bảo vệ sức khoẻ cho trẻ mùa tựu trường?. (21/9)
 Dùng dầu gió cho trẻ, mẹ nhất định phải ghi nhớ những điều này nếu không muốn hại con (19/9)
 Mẹ cần làm gì khi trẻ gần 3 tuổi không ăn được cơm (16/9)
 Biết điều này con bạn không bao giờ phải dùng thuốc tây (14/9)
 Thổi bay vết bầm tím cho trẻ bằng nguyên liệu sẵn có trong nhà (13/9)
 Phòng bệnh mùa lạnh cho trẻ (12/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i