Trẻ nhỏ thường hiếu động nên khó tránh khỏi những vết bầm tím trên da. Lúc này, chỉ cần sử dụng những nguyên liệu sẵn có trong nhà như cải bắp, hành tươi, lá hẹ,... là mẹ đã có thể thổi bay vết bầm tím nhanh chóng cho con.
Cải bắp
Dùng lá cải bắp giã nát, ép lấy nước cốt và dùng bông gòn thấm lên vùng da thâm tím của bé. Ngoài khả năng làm giảm vết thâm tím thì cải bắp còn có chứa những hợp chất chống viêm nhiễm.
Lá hẹ
Lá hẹ có tác dụng làm tốt với vết thương bầm tím hiệu quả. Các mẹ có thể dùng 50-100g lá hẹ tươi đã rửa sạch, giã nát, trộn với 10g đường đỏ rồi đắp vào vết thương, mỗi ngày một lần.
Hành hoa
Hành hoa là loại gia vị luôn có sẵn trong tủ của mọi nhà. Khi trẻ bị bầm tím và không có vết thương hở, mẹ có thể giã phần củ của cây hành hoa đắp lên vùng da bị bầm của trẻ.
Cà phê
Dùng bột cà phê đắp lên vùng thâm tím rồi dùng gạc băng lại để 1 tiếng đồng hồ. Lưu ý: mẹ cần băng kín vùng da bị thâm tín để tránh trẻ nuốt phải bột cà phê.
Mùi tây
Rau mùi tây rất giàu vitamin và có khả năng chữa lành vết thương do bầm tím. Hãy lấy nước của cây mùi tây đắp lên vùng da bị thâm tím của trẻ, mẹ sẽ thấy hiệu quả tức thì.
Nha đam
Nha đam có tác dụng kháng sinh tốt, mau liền vết thương, điều này giúp cho những vết bầm tím mau chóng được cải thiện, giảm bớt sưng viêm. Nha đam mẹ lột bỏ vỏ xay nhuyễn rồi dùng bông thấm nước thoa lên vùng bầm tím mỗi ngày 3 lần để giảm đau và nhanh tan máu bầm.
Hoa quỳnh
Hoa quỳnh mới nở, cắt ngâm ngay vào rượu cho ngập trong 10-15 ngày, ngâm càng lâu càng tốt. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1-2ml; chữa vết thâm tím sưng đau.
Nghệ tươi
Nghệ tươi có khả năng kháng khuẩn chống viêm rất tốt. Mẹ lấy nghệ đem giã nát cùng với phèn chua, rồi đem đắp lên vùng da bị thương, bầm tím do ngã cho bé.
Trứng gà
Trứng gà có tác dụng rất tốt trong việc làm tan các vết bầm tím. Mẹ luộc trứng xong vướt ra lăn cho bé. Kiên trì thực hiện thì các vết bầm tím sẽ tan hết.
Theo HNM