Dinh dưỡng
   Chế độ dinh dưỡng cân bằng và phù hợp nhất cho trẻ mầm non mà mẹ không nên bỏ qua.
 

Trẻ mầm non luôn cần một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý để không dư thừa chất dẫn đến béo phì, cũng không thiếu hụt chất dẫn đến suy dinh dưỡng.


Bước vào độ tuổi mầm non, trẻ sẽ có những nhu cầu riêng về chế độ dinh dưỡng. Thông thường ở giai đoạn này, trẻ sẽ tiêu hao nhiều năng lượng hơn vì thường xuyên tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi ở trường. Do đó, bố mẹ cần chú ý đến thực đơn hằng ngày của trẻ, đảm bảo trẻ được cung cấp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết là đạm, tinh bột, chất béo và vitamin - khoáng chất.


Theo các chuyên gia, nhu cầu năng lượng của trẻ ở độ tuổi mầm non trung bình 1.470 kcal/ ngày. Bố mẹ có thể cho trẻ ăn 3 bữa chính và 1 - 2 bữa phụ trong ngày. Ở mỗi bữa chính, trẻ nên ăn khoảng 3-4 chén cơm, 100-120g thức ăn giàu đạm (thịt, cá, tôm, cua, trứng, đậu hũ...), 100-120g rau củ và khoảng 20ml dầu ăn để chế biến thức ăn và uống ít nhất khoảng 500ml sữa.


Một số thực phẩm có lợi cho trẻ mầm non


Ảnh minh họa


Sữa và các chế phẩm làm từ sữa

Trẻ nhỏ nên uống sữa mỗi ngày để phát triển tốt nhất về chiều cao, cân nặng và trí não. Ngoài sữa, mẹ cũng nên bổ sung thêm những chế phẩm khác từ sữa như sữa chua, phô mai,.... vì đây là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời cho trẻ.


Một ngày trẻ nên uống 3 cữ sữa trong bữa chính hoặc bữa phụ.


Chất đạm

Thịt, cá, trứng và các loại đậu,... sẽ cung cấp cho trẻ thêm hàm lượng chất sắt và axit béo omega-3 cần thiết. Với chất đạm, trẻ cần 2 cữ ăn một ngày. Nên chế biến chung với các loại thực phẩm hoặc thức uống giàu vitamin C để tăng khả năng hấp thụ chất sắt nguồn gốc động vật.


Chất béo và đường

Một số loại dầu có thể cung cấp axit béo omega-3 và omega-6 rất tốt cho trẻ như dầu, bơ, bánh kem, bánh qui,...


Chất béo và đường nên có trong khẩu phần ăn của trẻ như một nhóm chất bổ sung nhưng không được thay thế các nhóm thực phẩm khác. Tuy nhiên, mẹ không nên để trẻ tự ý ăn bánh kẹo ngọt, các loại đồ uống nhiều đường một cách vô tội vạ vì chúng sẽ khiến trẻ bị thừa cân, béo phì.


Các loại thực phẩm mẹ cần tránh

- Không nên nêm muối trong món ăn của trẻ. Nếu cần, chỉ cho vài hạt muối và nên dùng các loại gia vị thiên nhiên khác để thay thế. Ngoài ra, mẹ nên hạn chế cho con ăn những sản phẩm có hàm lượng muối cao.


- Các chất bảo quản và chất tạo ngọt thường dùng trong các loại nước uống và kẹo cũng nên tránh.


- Trứng và hải sản có thể không tốt cho dạ dày còn non yếu của bé, thậm chí dẫn đến ngộ độc thực phẩm nếu không được nấu chín kỹ. Do đó, cần chắc chắn rằng các loại thực phẩm này được chế biến cẩn thận và chín hẳn khi cho bé ăn.


- Một số ít trẻ bị dị ứng với đậu phộng và có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Ngay cả trong trường hợp trẻ không bị dị ứng đậu phộng hoặc các loại hạt khác thì đây vẫn có thể là nguyên nhân có thể làm trẻ vô tình bị hóc và ngạt thở.


Lưu ý khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non

- Nên lựa chọn thực phẩm và chế biến sao cho vừa tốt cho trẻ, vừa phù hợp với nhu cầu, sở thích để kích thích trẻ ăn ngon miệng.


- Trẻ nhỏ thường rất ăn rau xanh, dù đây là thực phẩm rất tốt cho trẻ nhỏ. Vì vậy, bố mẹ cần khuyến khích trẻ ăn rau bằng nhiều cách như thay đổi cách chế biến, thêm màu sắc các món rau để trẻ thích thú và có thói quen ăn đủ rau xanh, quả chín.


- Tập trẻ thói quen chuẩn bị bàn ăn và ngồi cùng gia đình để trẻ cảm nhận không khí vui tươi, đầm ấm, giúp trẻ thích thú với bữa ăn và ăn ngon miệng hơn, Không để trẻ vừa ăn vừa chơi, vừa xem tivi, vì như vậy trẻ sẽ xao nhãng việc ăn và không có thói quen cảm nhận mùi vị thức ăn. Nên ăn uống vào những giờ nhất định để tạo phản xạ tiết nước bọt giúp tiêu hóa, hấp thụ tốt, trẻ ăn ngon miệng hơn. Không cho trẻ ăn vặt trước giờ ăn sẽ gây ngang bụng, chán ăn, ăn không được nhiều, không đảm bảo dinh dưỡng.


- Một số trẻ ăn được nhiều hoặc đang ở trong tình trạng thừa cân nhưng không vì thế mà bạn hạn chế các nguồn dinh dưỡng đối với trẻ. Trẻ ở tuổi đang lớn và rất cần các dưỡng chất quan trọng giúp cho sự hoàn thiện và phát triển của cơ thể. Việc cân đối chế độ ăn uống phù hợp với trẻ là cực kỳ quan trọng. Phải tố chức bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng và khuyến khích trẻ tăng cường vận động thể chất như tập thể dục, bơi lội, vui chơi chạy nhảy ngoài trời để giúp trẻ phát triển tốt nhất về thể chất và tinh thần.


Theo SKCĐ

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Top 6 cặp thực phẩm bổ dưỡng mẹ nên kết hợp trong bữa ăn dặm của trẻ (26/9)
 Trẻ em có nên thường xuyên uống nước khoáng? (23/9)
 Thực phẩm ảnh hưởng xấu tới sự phát triển não bộ của trẻ (22/9)
 Muốn con khỏe mạnh hãy cho trẻ ăn theo “chế độ dinh dưỡng cầu vồng” ngay từ bây giờ (21/9)
 Những thực phẩm giàu canxi nhất cha mẹ cần bổ sung ngay vào thực đơn của trẻ (19/9)
 Mẹ thông thái là mẹ không ngại ngần cho trẻ ăn dặm muộn (16/9)
 Top 7 thực phẩm giúp trẻ béo phì giảm cân an toàn, không lo hại sức khỏe (14/9)
 6 loại thức uống "thần dược" giúp bù nước cực tốt cho trẻ khi bị tiêu chảy (13/9)
 10 loại thực phẩm đừng nên quên để trẻ "chân dài tới nách" (12/9)
 3 sai lầm tai hại khi cho trẻ ăn cá mẹ Việt nào cũng mắc phải (9/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i