Theo bác sĩ CK1 sản phụ khoa Song Hà, virus gây bệnh viêm gan siêu vi B có thể lây truyền từ mẹ sang con.
Ở Việt Nam, rất nhiều phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mắc bệnh viêm gan siêu vi B mãn tính. Đây là một vấn đề quan trọng gây nhiều lo lắng cho các thai phụ. Sau đây, bác sĩ CK1 sản phụ khoa Nguyễn Thị Song Hà (Nguyên bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ, hiện đang làm việc tại phòng khám sản phụ khoa Song Hà) sẽ chỉ ra những ảnh hưởng của thai nhi khi mẹ mắc viêm gan siêu vi B, cách phòng tránh, chế độ ăn uống của bà bầu khi mắc viêm gan siêu vi B,…
Thai phụ mắc viêm gan siêu vi B có lây bệnh cho thai nhi?
Viêm gan siêu vi B là một bệnh về gan do virus gây ra. Virus gây bệnh viên gan siêu vi B có khả năng lây nhiễm cao. Nếu không theo dõi và điều trị kịp thời có thể dẫn đến xơ gan và ung thư gan.
Bác sĩ CK1 sản phụ khoa Nguyễn Thị Song Hà
“Viêm gan siêu vi B lây truyền chủ yếu qua đường quan hệ tình dục và truyền máu. Tuy nhiên, vấn đề đường lây bệnh viêm gan siêu vi B cho bé khi mẹ đang mang thai đến nay chưa được ghi nhận”, Bác sĩ Song Hà khẳng định.
Bác sĩ Song Hà cho biết thêm, trong lúc sinh, thai nhi có thể bị lây nhiễm viêm gan siêu vi B do máu từ bánh nhau khi bong truyền cho trẻ. Trẻ hít hoặc nuốt phải sản dịch hay máu có siêu vi viêm gan B từ người mẹ. Khi đó, mẹ có thể truyền siêu vi viên gan B cho con khi sinh, dù sinh thường hay sinh mổ.
Cách phòng tránh để không lây nhiễm cho bé
Theo bác sĩ Song Hà, nếu không có tư vấn ban đầu trong thai kỳ để có hướng bảo vệ tốt cho trẻ ngay sau sinh thì 90-95% trẻ có mẹ nhiễm viêm gan siêu vi B sẽ bị lây bệnh. Do vậy, để tránh lây nhiễm cho trẻ, mẹ bầu cần báo cho bác sĩ biết mình bị nhiễm viêm gan siêu vi B trong quá trình khám thai và sinh nở để được tư vấn cho bé tiêm ngừa trong vòng 12-24 giờ đầu sau sinh.
“Trẻ tiêm phòng đúng cách và kịp trong khoảng thời gian trên sẽ có hơn 95% cơ hội không mắc viêm gan B sau này. Trong trường hợp tiêm phòng quá chậm trễ, bé có nguy cơ mắc bệnh viêm gan siêu vi B là rất cao”, bác sĩ Song Hà cho hay.
Chế độ dinh dưỡng của thai phụ khi mắc viêm gan siêu vi B
Khi bị nhiễm bệnh, mẹ bầu không có bất kỳ phương pháp ăn uống nào có thể đào thaỉ hoặc loại trừ được virus ra khỏi cơ thể. Do đó, mẹ bầu nên tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giúp duy trì một cơ thể khỏe mạnh.
Bác sĩ Song Hà khuyến cáo: “Chế độ ăn ngủ, sinh hoạt khoa học cũng có thể giúp mẹ bầu kiểm soát được viêm gan B. Nên ăn các loại thực phẩm giàu đạm (thịt, cá, trứng,..), trái cây tươi, sữa chua,… và giảm các thức ăn có dầu mỡ khó tiêu,…Kiêng uống bia rượu, các chất kích thích vì dễ gây tổn thương tế bào gan dẫn đến suy gan và ung thư gan”.
Mẹ bầu nên ăn các loại thực phẩm giàu đạm (thịt, cá, trứng,..), trái cây tươi, sữa chua,… và giảm các thức ăn có dầu mỡ khó tiêu,…(ảnh minh họa)
Mẹ nhiễm viêm gan siêu vi B có được cho con bú?
Sau sinh, mẹ bầu cần gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị bệnh. Riêng trẻ sẽ được viêm vắc-xin viêm gan B lần đầu tiên trong vòng 12 giờ sau sinh và tiêm thêm mũi thứ 2-3 vào các tháng sau đó.
Theo bác sĩ Song Hà, mẹ cho con bú vẫn có khả năng lây truyền bệnh khi đầu vú bị xướt chảu dịch hoặc máu. Tuy nhiên, khả năng lây truyền thấp (khoảng 2-3%). Khi bé lớn, mầm răng phát triển, nhất là thời gian chuẩn bị mọc răng thường hay nghiến vú mẹ. Lúc này, bé đã được tiêm ngừa vắc-xin viêm gan B và đã có kháng thể nên cũng được bảo vệ an toàn.
Ngoài ra, việc nuôi con bằng sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu rất tốt cho sức đề kháng của bé với bệnh tật. Do vậy, được sự cho phép của bác sĩ và khi bé được tiêm ngừa đầy đủ, mẹ nên cho bé bú.
“Tuy viêm gan B có thể lây nhiễm cho bé trong quá trình sinh nở nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát và hạn chế tối đa. Các mẹ có viêm gan B vẫn có thể sinh con an toàn nếu có sự tư vấn và chuẩn bị tốt ngay từ khi mang thai và sau sinh”, bác sĩ Song Hà nhấn mạnh.
Phụ nữ nhiễm viêm gan siêu vi B cần chuẩn bị gì khi mang thai?
Phụ nữ biết mình có viêm gan siêu vi B mà muốn mang thai
Trước khi có thai, chị em cần đến bác sĩ chuyên khoa gan mật và bác sĩ chuyên khoa sản để được khám về tình trạng nhiễm siêu vi B. Từ đó, chị em sẽ biết mình đang ở giai đoạn nào, có cần điều trị hay chỉ theo dõi bệnh tại nhà.
Nếu, chị em đang bị viêm gan siêu vi B nặng có biến chứng xơ gan, suy tế bào gan hay ung thư gan thì cân sự tư vấn của bác sĩ để được điều trị trước. Sau đó, bác sĩ chuyên khoa chấp thuận sẽ mang thai.
Phụ nữ không biết mình bị viêm gan siêu vi B
“Mang thai mới biết mình có mầm bệnh, mẹ bầu cần đến các cơ sở y tế để được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa. Nếu, bệnh ở giai đoạn nhẹ, không có triệu trứng, chức năng gan ổn định thì không cần điều trị”, bác sĩ Song Hà đưa ra lời khuyên.
Theo Eva