Sức khoẻ
   Phòng chống trẻ em bỗng dưng tăng động
 

Tăng động là một trong những rối loạn hay gặp nhất trong thực hành tâm thần ở trẻ em. Tuổi dễ phát hiện bệnh là từ 6-12 tuổi dù rối loạn đã có từ trước đó nhiều năm.


Ảnh minh họa.

 

Các triệu chứng dễ thấy
Hoạt động thái quá: Trẻ hoạt động liên tục, múa tay chân, chạy nhảy, leo trèo. Trẻ không có ý thức tổ chức sắp xếp, mọi vật xung quanh trẻ đều ngổn ngang, không theo một thứ tự nào cả. Trẻ thường rất khó khăn khi đi vào giấc ngủ vì không ngừng cử động tay chân.


Tập trung kém: Trẻ tăng động gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì sự chú ý trong vui chơi, học tập, sinh hoạt hàng ngày. Ít khi lắng nghe người khác nói. Dễ dàng bị phân tâm bởi các kích thích xung quanh. Thường hay quên và để thất lạc đồ đạc.


Phối hợp, kiểm soát động tác kém: Trẻ hoạt động mang tính chất xung động tức thì. Phối hợp động tác kém. Chơi mạnh tay, bạo lực, thường hay gây ra các tai nạn cho chính bản thân cũng như cho người khác. Trẻ rất thích gây ồn ào và thường hay làm phiền người khác.


Ngoài ra, còn xuất hiện những rối loạn kèm theo như: rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống, rối loạn hành vi, rối loạn cảm xúc, rối loạn lo âu, trầm cảm...


Nguyên nhân đến từ đâu?
Hiện nguyên nhân gây bệnh này vẫn chưa được xác định rõ ràng và bệnh xảy ra ở bé trai nhiều hơn bé gái.


Cách phòng chống hữu hiệu

Trẻ bị rối loạn tăng động dễ bị bạn bè xa lánh, bỏ rơi, cô lập, kết quả học tập kém... làm cho trẻ thiếu tự tin, cảm xúc không ổn định, lo âu, trầm cảm, chán học, bỏ học... hoặc một số trẻ có phản ứng trở nên cô độc, dễ giận dữ gây gổ, thách thức chống đối xung quanh, dễ sa vào các tệ nạn xã hội.


Vì thế, khi thấy trẻ có những biểu hiện của rối loạn tăng động, cha mẹ nên đưa trẻ tới các chuyên khoa tâm thần để được khám và tư vấn điều trị đúng hướng. Mặt khác, gia đình và nhà trường cần hiểu rõ tâm lý của trẻ để có cách giáo dục, hướng dẫn trẻ, tránh gây áp lực không cần thiết.


Cách xác định trẻ rối loạn tăng động: Không phải tất cả các trẻ có biểu hiện rối loạn được nêu trên đều là trẻ tăng động. Chúng ta cần phải phân biệt trẻ hiếu động, thích khám phá môi trường xung quanh và trẻ tăng động. Ở trẻ tăng động, các rối loạn phải xảy ra ở mọi lúc (lúc vui chơi, học tập, sinh hoạt...); mọi nơi (ở nhà, ở trường, bệnh viện, nơi công cộng...); trong mọi hoàn cảnh, trong tất cả các mối quan hệ. Thời gian rối loạn của trẻ phải kéo dài ít nhất sáu tháng.


Theo nguồn nongnghiep.vn

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Có nên tập xi tè sớm cho bé? (6/5)
 Bé đi du lịch, mẹ cần chú ý phòng tránh những bệnh gì? (5/5)
 Hiểm họa khôn lường từ giày dép trẻ em phát nhạc, phát sáng (4/5)
 EU cảnh báo hàng loạt sản phẩm Trung Quốc hại trẻ em (29/4)
 Đây là lý do khiến nhiều trẻ em Việt ăn mãi không tăng cân (28/4)
 Đi du lịch cùng trẻ em (27/4)
 Trẻ thích ăn ngọt, dễ bị béo phì (26/4)
 Đã đến lúc bố mẹ cảnh giác với món đồ chơi trẻ nào cũng thích! (25/4)
 Không nên cho con vừa ăn vừa uống nước (22/4)
 Trẻ bị rôm sẩy nên ăn gì? (21/4)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i