Ai cũng hiểu rằng, trẻ nhỏ cần phải chơi để có thể phát triển đầy đủ về thể lực và trí tuệ. Nhưng chơi gì và chơi tới khi nào thì khó có được câu trả lời đúng nhất.
Hanne Rasmussen, người đứng đầu Hiệp hội Lego khẳng định, sự thiếu hiểu biết về giá trị trò chơi đã và đang khiến các bậc cha mẹ, trường học làm giảm giá trị của nó. Trong khi đó, người lớn thường muốn con cái giỏi toán và đọc hiểu sớm điều đó đồng nghĩa với việc bỏ lỡ cơ hội học tập thông qua các đồ chơi giúp phát triển sự sáng tạo, giải quyết vấn đề và sự đồng cảm.
Rasmussen cho rằng, bằng chứng cho thấy việc chơi để mà học đóng vai trò quan trọng trong thời gian qua nhưng hầu như mọi cha mẹ đều bỏ qua. Bà nói: "Cả hai hệ thống giáo dục chính quy và dạy trẻ tại nhà đều tập trung giới hạn khả năng chơi của trẻ. Điều đó khiến chúng tôi buộc phải làm việc nhiều hơn nữa để cải thiện sự hiểu biết của người lớn về giá trị của các trò chơi và đồ chơi khi tình trạng trẻ bị ép học toán và chữ quá sớm".
Trong khi đó, các cha mẹ trên thế giới đều muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con cái của mình, nhưng các trò chơi và thời gian cho chúng chơi lại không có trong danh sách đó vì họ thường cho rằng điều đó không giúp gì cho nền tảng thành công trong sự nghiệp sau này. Bằng chứng cho thấy, trẻ em ở Anh thường đi học sớm hơn 3 tuổi. Điều đó đồng nghĩa với việc chúng sẽ chịu áp lực về những con số hoặc chữ sớm hơn và nhiều hơn.
Đi học sớm thực sự không cần thiết thậm chí tác động tiêu cực tới sự phát triển của trẻ bởi quá trình học tập cần dựa vào sự phát triển toàn bộ chứ không phải kiểu học ép buộc. Rasmussen bày tỏ quan điểm ủng hộ việc cho trẻ học thông qua chơi tới khi được 8 tuổi, việc học sẽ có ý nghĩa hơn. Điều này dựa vào cuộc nghiên cứu của các nhà khoa học New Zealand khẳng định những bài đọc hiểu chính quy không giúp ích nhiều cho khả năng văn học của trẻ tới khi chúng 11 tuổi.
Theo SK&ĐS