Xã hội
   Nền “giáo dục đánh mắng” ở Trung Quốc dẫn đến bạo hành trẻ em
 

Một nghiên cứu nêu các bậc cha mẹ và người lớn áp dụng nền "giáo dục đánh mắng" ở Trung Quốc sẽ dẫn đến hành vi bạo hành trẻ em.


Mặc dù việc đánh mắng trẻ em tại trường học đã bị cấm tại Trung Quốc bắt đầu từ năm 1986 nhưng các bậc cha mẹ nước này vẫn có xu hướng dùng các hình phạt thể chất và tâm lý để dạy con.


Từ năm 1986, Trung Quốc cấm đánh mắng trẻ em tại trường học, nhưng "nền giáo dục đánh mắng" ổ Trung Quốc vẫn phổ biến.


Trong những năm gần đây, việc có nên sử dụng biện pháp đánh roi hay mắng nhiếc như một phương pháp dạy con cái đang là một vấn đề tranh luận giữa các bậc phụ huynh lẫn các học giả Trung Quốc.


Theo các học giả, việc lạm dụng các hình phạt này sẽ dễ dẫn đến hành vi bạo hành trẻ em.


Trong bài nghiên cứu năm 2013 về ngược đãi trẻ em và suy nghĩ tự tử của thanh thiếu niên Thượng Hải, các tác giả Sylvia Y. C. L. Kwok; giáo sư Thái Văn Ngọc thuộc đại học Hồng Kông và tiến sĩ Hòa Tông Tuyết của đại học khoa học công nghệ Hoa Đông đã trích dẫn một khảo sát của Hội luật học Trung Quốc đối với 3.543 người.


Kết quả: 72% số người được khảo sát thừa nhận đã từng bị cha mẹ đánh đập. Bài nghiên cứu cũng trích dẫn một khảo sát khác cho biết, 60% học sinh tiểu học ở tỉnh Tây An thừa nhận từng bị cha mẹ đánh đòn, bị chửi mắng và bị bỏ đói.


"Các bậc cha mẹ có xu hướng dùng các hình phạt thể chất và tâm lý (nền giáo dục đánh mắng-dama jiaoyu) để giải quyết các mâu thuẫn giữa họ với con cái. Điều này dễ dẫn đến tình trạng ngược đãi trẻ em", các tác giả kết luận.


Theo tiến sĩ Hòa, "nguồn gốc của vấn đề nằm ở chính nền văn hóa Trung Quốc, nền văn hóa quá bao dung cho các hình phạt trong trường học và gia đình". Vì vậy, việc giảm thiểu "giáo dục đánh mắng" để bảo vệ trẻ em rất cần sự can thiệp từ pháp luật, ông Hòa đánh giá.


Về vấn đề này, ông Hòa đưa ra một giải pháp khá sáng tạo: tái triển khai mạng lưới những nhân viên tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình trước đây (khi Trung Quốc còn thi hành chính sách một con), nhưng nhiệm vụ mới của họ là phát hiện các trường hợp ngược đãi và bảo vệ cho những đứa trẻ bị bạo hành.


Ngoài ra, các nhân viên tuyên truyền còn có trách nhiệm giáo dục tư tưởng cho các bậc cha mẹ để họ giảm bớt đi các hình phạt dành cho con cái, ông Hòa cho biết thêm.


Ông Hòa còn chỉ trích Bộ Nội vụ Trung Quốc, cơ quan chịu trách nhiệm bảo vệ phúc lợi cho trẻ em, đã quá chậm chạp trong giải quyết vấn đề này.


Tuy bạo hành vợ/chồng, bạo hành trẻ em và nhiều loại bạo hành khác đều được xem là hình thức bạo hành riêng lẻ, nhưng ngày càng nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng chúng có liên quan với nhau. Những đứa trẻ bị bạo hành lúc nhỏ sẽ có khả năng trở thành người đi bạo hành những người khác khi lớn lên.


Theo một nghiên cứu năm 2011 của LHQ, 52% đàn ông tại một địa phương của Trung Quốc thừa nhận từng đánh đập vợ mình, và 47% cho biết đã từng đánh con mình.


Nghiên cứu này đã đưa ra kết luận: "Những người lúc nhỏ từng chứng kiến mẹ mình bị đánh thì khả năng đánh con mình sau này sẽ cao gấp 3 lần những người không chứng kiến cảnh bạo hành gia đình".


Theo HNM

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 808 sản phẩm sữa cho trẻ dưới 6 tuổi công bố giá bình ổn (11/3)
 Toàn thế giới có 32 triệu trẻ em bị mất thính lực (10/3)
 Tháng 4 sẽ có 160.000 liều vắc xin viêm não mô cầu về VN (9/3)
 Những nỗi sợ hãi của cha mẹ Việt vô tình "giết chết con" (8/3)
 Phụ huynh TP. HCM quản lý con bằng sổ liên lạc điện tử (7/3)
 Hơn 2.000 trẻ em thiệt mạng và bị thương vì xung đột tại Yemen (4/3)
 Điều chỉnh độ tuổi trẻ em lên thành dưới 18 tuổi (3/3)
 Người đam mê đưa công nghệ vào giáo dục mầm non (2/3)
 Nhiều chính sách hỗ trợ học tập cho học sinh dân tộc được kéo dài (1/3)
 Cô giáo khẩn khoản "xin đừng khống chế sự sáng tạo của giáo viên!" (29/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i