Xã hội
   Cô giáo khẩn khoản "xin đừng khống chế sự sáng tạo của giáo viên!"
 

Nếu ngành giáo dục cứ ép buộc giáo viên sử dụng phương pháp dạy học mới mà chất lượng học tập của học trò không cải thiện thì phương pháp có ích gì?


Thực hiện công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện, ngành giáo dục đã có nhiều thay đổi đặc biệt ở phương pháp dạy và học. Tuy nhiên, sự thay đổi đó đã thực sự hiệu quả hay chưa?


Khống chế về thời gian
Một tiết học ở tiểu học là 35 phút, bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông là 45 phút/tiết.


Trong đó, mỗi hoạt động cũng thường được quy định cụ thể như kiểm tra bài cũ từ 3-5 phút, giới thiệu bài khoảng 1 phút, hoạt động bài mới, và luyện tập thực hành khoảng từ 15- 20 phút/ hoạt động, rồi củng cố dặn dò khoảng 5 phút...


Nếu là tiết dạy thông thường, chỉ cô và trò thì giáo viên hoàn toàn chủ động trong việc điều tiết thời gian.


Cô giáo khẩn khoản "xin đừng khống chế sự sáng tạo của giáo viên!"


Công cuộc đổi mới phương pháp dạy và học buộc giáo viên phải thực hiện một số phương pháp mới. (Ảnh: Giáo dục và thời đại)


Nếu như hoạt động bài mới có những kiến thức cần cung cấp, những kiến thức cần mở rộng hay nâng cao, giáo viên có thể bớt thời gian ở các hoạt động khác như bài cũ, giới thiệu bài hay phần củng cố để tăng thời lượng cho hoạt động bài mới của các em.


Nhưng khi tiết học đó có người đến dự giờ thì hoàn toàn phải thực hiện theo đúng quy chuẩn đã đưa ra.


Nhiều giám khảo coi mốc thời gian để soi. Nào là cô kiểm tra bài cũ quá nhiều, chiếm gần 10 phút, phần hoạt động bài mới vượt mức quy định, hoạt động thực hành các em được làm ít...


Nếu tiết dạy Tiểu học mà giáo viên dạy đến khoảng 42 phút hoặc tiết học chỉ dạy mất 29 phút dù học sinh đã hiểu hết bài thì "tiết học như vậy dù có đạt hiệu quả cao như thế nào thì cũng không thể xếp loại tiết dạy tốt được", một vị giám khảo khẳng định.


Bởi theo giám khảo, quá thời gian thì coi như giáo án bị "cháy" mà ít thời gian thì coi như giáo án bị "ướt".


Quy định cứng nhắc về thời gian như vậy nên mỗi khi có tiết dạy dự giờ hay đi thi giáo viên giỏi thì giáo viên luôn thấy áp lực.


Vì thế nên mới có trường hợp khi giáo viên đi thi, Hiệu trưởng chỉ rặn một điều: "Chú ý về thời gian nhé". Bởi thiếu sót thì còn chấp nhận được chứ sự du di thời gian thì không thể.


Việc khống chế thời gian diễn ra gay gắt như thế buộc thầy cô phải tìm cách đối phó, mà cách hiệu quả nhất là "gà bài" cho các em.


Mỗi khi có tiết dự giờ hay thanh tra về kiểm tra, tiết dạy đi thi giáo viên giỏi thì giáo viên dặn dò học trò một cách tỉ mỉ, chi tiết câu trả lời sao cho đúng, cho hay...để đáp ứng kịp thời gian đã định sẵn.


Khống chế về phương pháp và hình thức dạy học
Công cuộc đổi mới phương pháp dạy và học bây giờ, giáo viên thực hiện một số phương pháp như VNEN, Bàn tay nặn bột ...


Thực tế khi giảng dạy có nhiều phương pháp dạy học vừa hay, vừa đạt hiệu quả tích cực nhưng bị đánh giá là chưa đổi mới.


Nhưng thầy cô là người trực tiếp giảng dạy nên sẽ là người hiểu rõ trình độ của học sinh trong lớp và với lượng kiến thức cần cung cấp trong bài giảng, giáo viên sẽ biết cách lựa chọn phương pháp dạy phù hợp nhất.


Song phương pháp Bàn tay nặn bột khiến nhiều học trò không biết đặt một câu hỏi đề xuất thế nào? Và không biết làm một thí nghiệm để chứng minh và kết luận...


Rõ ràng, dạy học là sáng tạo cho nên cần phải để thầy cô có cơ hội chủ động trong từng tiết dạy của mình. Bởi dù có là phương pháp dạy học mới mà chất lượng học tập của học trò không cải thiện thì phương pháp có ích gì?


Cho nên, không nên quá cứng nhắc trong áp dụng các phương pháp, mà nên tạo điều kiện cho các giáo viên để họ được sáng tạo các cach dạy cho học trò sao cho hiệu quả nhất.


Theo Giáo Dục VN

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Cà Mau khai mạc triển lãm và làm đồ dùng dạy học mầm non cấp tỉnh (26/2)
 Nan giải lao động trẻ em (25/2)
 TP. HCM: 76% phụ huynh lo ngại phản ứng sau tiêm chủng vắc xin (24/2)
 Mỹ cảnh báo ngành công nghiệp súng đạn đang nhắm vào trẻ em (23/2)
 UNICEF: 1 triệu trẻ em châu Phi bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng (22/2)
 Lương giáo viên cấp dưỡng đã trở lại như cũ (18/2)
 Phụ huynh phải là người kiểm định chất lượng. (17/2)
 TP.HCM: học sinh háo hức trở lại trường (16/2)
 Trẻ khuyết tật cần hỗ trợ đặc biệt (15/2)
 Nỗ lực nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ (4/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i