Mang thai và sinh đẻ
   Bà bầu hạn chế ăn tinh bột có ảnh hưởng xấu đến bé?
 

Theo BS Đinh Thị Bích Thủy, để có một chế độ dinh dưỡng đúng cách trong thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ, cân đối giữa 4 nhóm thực phẩm: Tinh bột, đạm, chất béo và vitamin.

Cuộc sống vật chất đầy đủ đã khiến nhiều chị em mang bầu có xu hướng tăng cân "chóng mặt" và hậu quả là phải mổ đẻ do những triệu chứng bệnh đi kèm như thai nhi quá to, cao huyết áp hoặc tiểu đường thai kỳ. Đặc biệt, tăng cân nhiều trong thai kỳ cũng làm các mẹ bầu gặp muôn vàn khó khăn với việc giảm béo sau sinh. Do vậy, ngày nay không ít bà mẹ hiện đại đã áp dụng chế độ ăn uống hạn chế tinh bột, thậm chí có mẹ bầu còn "nói không" với tinh bột để 9 tháng bầu bí vẫn giữ được thân hình "mi- nhon" và với hy vọng thai nhi vẫn đủ chất để phát triển tốt.

Trao đổi về vấn đề này, Thạc sĩ, bác sĩ Đinh Thị Bích Thủy - Viện Dinh dưỡng Lâm sàng sẽ giúp các mẹ bầu hiểu rõ việc ăn uống hạn chế hoặc không tinh bột có lợi hay hại cho thai kỳ và chia sẻ với các mẹ về chế độ dinh dưỡng cân đối và hợp lý nhất trong thời kỳ mang thai.

Tinh bột - tạo năng lượng sống cơ bản cho mẹ và thai nhi

Theo bác sĩ Bích Thủy, tinh bột là nguồn dinh dưỡng có vai trò tạo năng lượng sống cơ bản cho mẹ và thai nhi. Ngoài ra, năng lượng duy nhất ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển các tế bào thần kinh của thai nhi có nguồn gốc từ chất bột đường. Vì vậy, trong quá trình mang thai, mẹ bầu không được bỏ qua nhóm thực phẩm này.

"Mọi quá trình sử dụng chất đạm trong cơ thể trẻ như cấu trúc nhân tế bào, cấu tạo nên cơ, não bộ và tim cần năng lượng từ chất bột đường. Không có chất nào có thể thay thế được nên mẹ bầu không thể không ăn tinh bột.", bác sĩ Bích Thủy nhấn mạnh.

Cần đảm bảo 4 nhóm chất: Tinh bột, đạm, chất béo và vitamin

Bác sĩ Bích Thủy cho biết, để có một chế độ dinh dưỡng đúng cách, mẹ bầu cần ăn cân đối giữa các nhóm chất: tinh bột (gạo, ngô, bánh mì, khoai, miến), chất đạm (thịt, cá, trứng), chất béo và vitamin (rau, củ, quả). Khẩu phần ăn giàu chất nào hơn cũng sẽ ảnh hưởng nhất định đến thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng giữa các nhóm chất.

"Mỗi ngày, phụ nữ mang thai cần khoảng 2.300 - 2.400kccal/ngày. Trong đó, đường bột chiếm 65-75% tổng số năng lượng cung cấp cho cơ thể, khoảng 200-250 gam gluxit. Còn lại, lipit chiếm 20% nhu cầu năng lượng (khoảng 30-40gr) và có thể tăng hơn 5% chất đạm (khoảng 70-80g protein).", bác sĩ chỉ rõ khẩu phần ăn dành cho người mang thai.

Mỗi ngày, phụ nữ mang thai cần khoảng 2.300 - 2.400kccal/ngày. (ảnh minh họa)

- Tinh bột: Mẹ bầu nên ưu tiên những thực phẩm có carbonhydrate dạng phức tạp, hạn chế các thực phẩm carbonhydrate đơn giản. "Carbonhydrate đơn giản sẽ chuyển hóa đường nhanh hơn, làm tăng lượng đường trong máu, có thể gây ra những ảnh hưởng xấu cho cơ thể như tiểu đường thai kỳ, thừa cân béo phì... Hơn nữa, thực phẩm chứa carbonhydrate đơn giản sẽ làm mẹ bầu no nhanh và ăn nhiều hơn nhu cầu cần thiết.", bác sĩ Bích Thủy lý giải.

"Đối với các mẹ bầu, việc ăn uống đầy đủ hàm lượng tinh bột trong một ngày sẽ cung cấp carbohydrate, đảm bảo đủ lượng đường trong máu và giúp chống lại mệt mỏi. Ngoài ra, mẹ bầu nên ăn cơm và bánh mỳ vì có chứa nhiều tinh bột, giúp thai nhi phát triển cứng cáp.", bác sĩ Đinh Thị Bích Thủy đưa ra lời khuyên dành cho các mẹ bầu.

Bác sĩ mách nhỏ, những loại tinh bột tốt cho mẹ bầu gồm: Bánh mì (ưu tiên bánh mì được làm từ bột mì thô), ngô, khoai, yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt,...

- Đạm và chất béo: Đối với cơ thể mẹ, chất đạm tham gia vào quá trình tạo máu và hình thành nhau thai. Khi mang thai, mẹ bầu cần cung cấp cho cơ thể ít nhất 70g protein/ ngày và khoảng 40g chất béo/ ngày. Đặc biệt, lượng đạm mẹ nạp vào cơ thể mỗi ngày hầu hết sẽ được thai nhi hấp thụ hết. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều đạm sẽ phát sinh những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe mẹ và bé.

- Các loại vitamin và khoáng chất trong rau xanh, trái cây góp phần không nhỏ để cung cấp nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất, cũng như chất xơ, giúp tiêu hóa tốt hơn và ngăn ngừa táo bón cho mẹ bầu. Không chỉ vậy, chất xơ mà những thực phẩm này mang lại giúp mẹ đối phó với những tác dụng phụ khó chịu trong thai kỳ như táo bón, ợ nóng, đầy hơi, ngăn ngừa sạm da, rạn da khi mang thai. Ngoài ra các mẹ bầu nên bổ sung thêm sữa và các sản phẩm từ sữa.

Theo Vân Anh (Khám Phá)

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 8 loại thực phẩm là ‘thần dược’ cho tóc rụng sau sinh (9/3)
 7 vật dụng mẹ phải mua sau khi biết có thai (9/3)
 Vì sao muỗi thích mẹ bầu? (7/3)
 5 cách giúp bà bầu đối phó với tình trạng đau lưng khi mang thai (7/3)
 9 thay đổi ở ‘vùng kín’ khi mang thai và sau sinh (3/3)
 Sự thật thú vị về thai nhi khiến mẹ "ngã ngửa" (3/3)
 Bà bầu tắm nước nóng không đúng cách có thể gây hại thai nhi (2/3)
 Làm thế nào hết đau bụng tiêu chảy khi mang thai (2/3)
 Bạn có thể sắp làm mẹ nếu có 7 dấu hiệu “chẳng mấy liên quan” này (29/2)
 7 điều mẹ bầu cần phải biết ở tuần mang thai thứ 39 (29/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i