Nhiều mẹ bầu thường có thói quen ngâm mình trong bồn nước nóng để thư giãn. Tuy nhiên, việc làm này có thể sẽ gây hại đến sự phát triển của thai nhi. Cụ thể, các mẹ hãy cùng tìm hiểu nhé!
Thực tế, việc phụ nữ mang thai tắm nước nóng hay tắm nước lạnh không ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của em bé trong bụng. Tuy nhiên, khi mẹ bầu tắm nước nóng, nhất là ngâm mình trong bồn nước nóng có thể sẽ khiến thân nhiệt của họ tăng cao hơn bình thường, và đây chính là "nguyên nhân" gây hại đến sự phát triển của con. Theo nghiên cứu, khi thân nhiệt của bà bầu tăng cao trên 38,3 độ C, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ, em bé trong bụng có nguy cơ dị tật bẩm sinh cao hơn. Thậm chí, theo khuyến cáo, các mẹ bầu không nên để thân nhiệt cơ thể vượt quá 39 độ C để tránh những tác hại có thể gây ra cho con yêu của mình.Mẹ bầu hãy tuân theo bảng chỉ dẫn sau đây:
Nhiều mẹ bầu thường có thói quen ngâm mình trong bồn nước nóng để thư giãn
1/ Thời gian tắm
- Mẹ bầu không nên tắm sau khi vừa thức dậy, nhất là với những ai có tiền sử huyết áp thấp- Các mẹ cũng không nên tắm muộn sau 23 giờ- Bà bầu không nên tắm sau khi ăn quá no, vì sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Ngoài ra, tắm sau khi ăn no cũng có thể khiến bạn dễ bị cảm lạnh hơn. Sau khi ăn, các mẹ nên nằm nghỉ để cơ thể tiêu hóa phần nào thức ăn rồi mới đi tắm.- Bầu không nên tắm quá lâu, chỉ nên tắm khoảng 10 phút mỗi lần.
2/ Nhiệt độ nước tắm
Nếu pha nước tắm, các mẹ nên pha nước lạnh trước rồi mới đến nước nóng. Bầu có thể dùng nhiệt kế hoặc dùng khuỷu tay để đo nhiệt độ nước tắm.
Bầu tắm nước quá nóng sẽ làm các mao mạch trên da bị giãn nở, hạn chế lưu lượng máu cung cấp cho tim và có thể gây tác động lên tim. Ngược lại, nếu mẹ tắm nước quá lạnh sẽ khiến các mạch máu trong cơ thể co lại, gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu. Vì vậy, bà bầu nên tắm nước vừa đủ ấm, không nên quá nóng hoặc quá lạnh. Tốt nhất, nhiệt độ nước tắm nên trong khoảng 36 độ C.
3/ Lưu ý khi tắm
- Khi cơ thể mẹ bầu nóng bức đổ mồ hôi khó chịu hoặc khi bị sốt nhẹ, bạn nên dùng khăn lau khô mồ hôi trên người hoặc chờ cho cơ thể tự ráo mồ hôi rồi mới đi tắm. Lúc này lỗ chân lông trên da mẹ đang nở rộng nếu tiếp xúc với nước sẽ làm tăng nguy cơ cảm lạnh, ho sốt kéo dài, thậm chí có thể dẫn đến viêm phổi.- Bầu nên nhớ không nên sử dụng máy lạnh, điều hòa nhiệt độ sau khi tắm vì có thể dẫn đến khó thở, làm máu lên não chậm, ảnh hưởng đến hoạt động của tim và huyết áp.- Trong quá trình tắm, nhất là tắm nước nóng, lượng nước trong cơ thể mẹ bầu sẽ bị "tiêu tốn" đáng kể. Vì vậy, trước khi tắm, mẹ nên bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể.
Theo Lamchame.com